Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Điều trị nha khoa

Áp xe nha chu: Chớ xem thường vấn đề sức khỏe răng miệng này!

Áp xe nha chu: Chớ xem thường vấn đề sức khỏe răng miệng này!

Áp xe nha chu là một vấn đề về răng miệng không hiếm gặp và không nên xem thường. Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ phá hủy các mô mềm, xương nâng đỡ và liên kết răng vào ổ răng, nhiễm trùng do ổ áp xe gây ra có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe toàn thân.

Áp xe nha chu là gì?

Áp xe là tên gọi chung chỉ các ổ viêm khu trú nằm bên dưới da hoặc trong các mô cơ quan của cơ thể bên trong chứa đầy mủ. Trong mủ chủ yếu chứa xác bạch cầu, tế bào mô bị chết và vi khuẩn.

Áp xe nha chu là ổ áp xe ảnh hưởng lên mô bao quanh chân răng, bao gồm nướu, dây chằng nha chu và xương ổ răng, có tác dụng nâng đỡ và liên kết răng với xương hàm. Tình trạng áp xe thường xảy ra ngay trong các túi nha chu (khoảng hở giữa nướu và bề mặt gốc răng), làm khoét sâu các túi này.

Áp xe nha chu là một loại nhiễm trùng cục bộ. Mô nha chu bị phá hủy đe dọa nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Lâu ngày, nhiễm trùng có thể lan rộng đến toàn bộ khoang miệng và các khu vực lân cận.

Nguyên nhân bị áp xe nha chu

Áp xe nha chu là tình trạng rất thường gặp ở người bệnh viêm nha chu không được điều trị. Khi bị viêm nha chu, vi khuẩn khu trú bên dưới các túi nha chu gây viêm và phá hoại chân răng, ổ viêm bùng phát mạnh tạo thành một túi bên trong chứa đầy mủ.

Áp xe nha chu cũng có thể tái phát một vài lần trong thời gian điều trị viêm nha chu, do thức ăn, cao răng, vi khuẩn còn sót lại sau khi vệ sinh túi nha chu hoặc mới xâm nhập sau.

Đôi khi, áp xe nha chu không liên quan đến bệnh viêm nha chu mà có thể do các nguyên nhân sau:

Người đang điều trị kháng sinh toàn thân hoặc mắc tiểu đường, mang thai, nhiễm HIV nên hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.

Do mô nha chu bị chấn thương bên trong, do có dị vật hoặc các bất thường trong cấu tạo giải phẫu của răng, gây kích ứng, hình thành ổ viêm.

Triệu chứng nhận biết áp xe nha chu

Áp xe nha chu: Chớ xem thường vấn đề sức khỏe răng miệng này!

Có thể dễ dàng nhận ra ổ áp xe nha chu với các dấu hiệu:

Nhìn bề ngoài: Tình trạng sưng do áp xe có thể nhô cao hoặc không, phần nướu khu vực bị áp xe có thể nhợt nhạt, ửng đỏ hoặc màu sắc bình thường.

Tuy nhiên khi nhấn vào chỗ bị áp xe thấy nhún, thường cảm thấy khá đau nhức và áp lực lên răng kề bên.

Với áp xe nha chu sưng to, răng có thể không bám chắc vào nướu, lung lay, cảm giác như trồi lên cao.

Hôi miệng (không nhất thiết)

Sốt, mệt mỏi cùng với sưng hạch bạch huyết tại chỗ cho biết tình trạng nhiễm khuẩn đang ảnh hưởng đến khu vực gần bên và toàn cơ thể.

Áp xe nha chu có 2 dạng cấp tính và mạn tính

Cấp tính: Ổ viêm không có lối thoát dịch, tất cả mủ bị giữ lại bên trong làm gia tăng áp lực và phản ứng viêm xảy ra mạnh mẽ, nên các triệu chứmh áp xe kể trên càng rõ nét.

Mạn tính: Ổ viêm có đường thoát dịch nên triệu chứng giảm mức độ, không rõ ràng, ổ áp xe vẫn nhún, có thể đau âm ỉ và răng lung lay, viêm kéo dài nhưng người bệnh vẫn chịu đựng được.

Có thể dễ dàng nhận biết áp xe nha chu nếu có bệnh nha chu

Cùng với áp xe, người bệnh thường bị viêm nướu, viêm nha chu trong thời gian dài với các biểu hiện:

Nướu phập phều, không bám sát chân răng

Có thể bị tụt nướu

Nướu dễ chảy máu, có thể có dịch vàng hoặc mủ

Túi nha chu sâu (từ 4 mm)

Tình trạng vệ sinh răng miệng kém, có nhiều mảng bám và cao răng

Dấu hiệu áp xe nha chu qua thăm khám lâm sàng

Áp xe nha chu: Chớ xem thường vấn đề sức khỏe răng miệng này!

Bác sĩ nhấn ép nhẹ, dùng thám châm nha chu thăm dò kích thước khoảng trống giữa nướu và răng hoặc chích rạch dẫn lưu nếu thấy có mủ. Chụp X-quang có thể thấy áp xe đã ảnh hưởng đến xương hay chưa, thường sẽ có ít nhiều tiêu xương theo chiều ngang hoặc dọc nếu có viêm nha chu.

Ở áp xe nha chu mãn tính, đường dò (rò) dẫn mủ từ ổ áp xe đi qua các cấu trúc nằm bên dưới, mở ra niêm mạc nướu dọc chân răng, miệng lỗ dò thường được che phủ và khó phát hiện. Áp xe mạn tính có thể chuyển thành cấp tính nếu miệng lỗ dò bị bít lại.

Cần phân biệt áp xe nha chu (periodontal abscess) với áp xe quanh chóp răng (periapical abscess), nhìn bề ngoài cũng là áp xe dọc theo mặt bên của chân răng, nhưng gây ra do nhiễm trùng phát ra từ tủy.

Điều trị áp xe nha chu – đừng chần chừ

Việc điều trị áp xe nha chu về bản chất là làm sạch ổ áp xe, xử lý dứt điểm tình trạng nhiễm trùng khu trú sau đó điều trị tiếp tục các vấn đề nguyên nhân gây áp xe và khắc phục hậu quả lên răng, nướu. Tùy vào tình trạng răng miệng, việc điều trị có thể được thực hiện qua nhiều buổi hẹn và bao gồm các bước sau:

Làm vệ sinh răng cơ bản, lấy vôi răng khỏi chân răng (nếu có)

Giải quyết tình trạng áp xe cấp tính bằng chích rạch hoặc dẫn lưu ổ áp xe, làm sạch, loại bỏ mủ theo cùng các tác nhân gây viêm (thức ăn, vi khuẩn, mẩu cao răng, dị vật…)

Vệ sinh sạch sẽ túi nha chu bằng các biện pháp vệ sinh sâu, cạo gốc răng…

Bác sĩ tiêu diệt triệt để vi khuẩn trong ổ áp xe bằng kháng sinh đặt tại chỗ hoặc kháng sinh đường uống (nếu nhiễm trùng nặng hoặc lây lan). Ngoài ra, bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau, có thể thêm nước súc miệng hoặc kem đánh răng kháng khuẩn.

Sau khi điều trị khẩn cấp, nếu người bệnh bị viêm nha chu thì cần chữa, có dị hình giải phẫu răng cần được xử lý hoặc tổn thương thì phải khắc phục (tái tạo xương, dây chằng, nướu, điều chỉnh lại khớp cắn lệch…). Thời gian điều trị diễn ra nhanh chóng hay kéo dài là phụ thuộc vào tình trạng răng nướu của người bệnh.

Chăm sóc tại nhà sau khi giải cứu áp xe nha chu

Bạn cần uống thuốc và vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ

Nên ăn thức ăn mềm

Súc miệng nước muối ấm sẽ giúp việc dẫn lưu mủ, làm sạch áp xe và túi nha chu thuận lợi hơn

Tái khám theo hẹn để đảm bảo điều trị dứt điểm

Phòng ngừa áp xe nha chu và bệnh răng miệng nói chung

Các bệnh răng miệng thường liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, để tránh bị áp xe nha chu cũng như các vấn đề khác, bạn nhớ:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đi khám ngay khi cảm thấy có bất thường để tránh bệnh nặng tốn kém, mất thời gian

Khám răng định kỳ mỗi năm ít nhất 1 lần để được kiểm tra, vệ sinh răng đề phòng bệnh.

Mong rằng bạn đã có được những thông tin cơ bản và hữu ích về áp xe nha chu qua bài viết trên đây. Để việc chăm sóc răng miệng luôn được thực hiện đúng cách, tránh tiền mất, tật mang, bạn cũng nên lựa chọn những cơ sở nha khoa đạt chuẩn và đáng tin cậy.

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Zalo: Zalo.me/3785224321416751225

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Niềng răng

blank

Bài trướcChọn bàn chải đánh răng cho bé và mẹo chăm sóc răng miệng hiệu quả

Bài kế tiếpTìm hiểu về Veneers sứ làm đẹp răng

blank
blank
Call Now Button