Các nguyên nhân gây ê buốt răng
Ê buốt răng thường xảy ra một cách đột ngột trong khoảng thời gian ngắn, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Nguyên nhân gây ê buốt răng là do các tác nhân tiếp xúc trực tiếp với dây thần kinh ở chân răng. Đọc tiếp bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa tình trạng này tại nhà.
Nguyên nhân gây ê buốt răng
Răng bị ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm, một tình trạng xảy ra khá phổ biến trong các bệnh lý liên quan đến răng miệng. Hậu quả khiến cho người bệnh ê buốt răng, cảm thấy không thoải mái, thậm chí đau buốt khi ăn phải một số thực phẩm quá cứng, có vị chua hay quá nóng hoặc lạnh…
Mặc dù tình trạng này không gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng trong một số trường hợp đây là biểu hiện của các bệnh lý như đau răng, viêm nướu, viêm nha chu… Không ít người phải trải qua triệu chứng này mà không hề hay biết tại sao răng bị ê buốt và không biết cách cải thiện tình trạng này.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ê buốt răng bao gồm:
Đánh răng sai cách
Thói quen đánh răng quá mạnh, quá kỹ, không đúng cách (chải ngang), sử dụng bàn chải đánh răng không phù hợp với kích thước hàm răng, lông bàn chải quá cứng, đánh răng nhiều lần trong ngày, dùng kem đánh răng có nồng độ Fluor vượt quá ngưỡng cho phép… là những nguyên nhân gây mòn men răng, giúp các mảng bám thức ăn tiếp xúc trực tiếp với tủy răng (nơi chứa nhiều dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết của răng) khiến răng rất dễ bị ê buốt.
Dùng nước súc miệng hàng ngày
Một số loại nước súc miệng có hàm lượng acid khá cao sẽ làm bào mòn ngà răng, tăng cảm giác bị ê buốt khi súc miệng mỗi ngày. Hậu quả là lớp ngà răng có nguy cơ bị tổn thương ngày càng trầm trọng dẫn đến tình trạng ê buốt răng.
Thói quen nghiến răng
Khi nghiến răng, 2 hàm răng bị ghì và siết chặt, tạo nên áp lực lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két. Chứng nghiến răng thường xảy ra khi đang ngủ hoặc thậm chí bất kỳ thời điểm nào trong ngày một cách tự nhiên. Hậu quả của chứng nghiến răng này làm men răng bị bào mòn dần theo thời gian dẫn đến ê buốt răng.
Ăn các loại thức ăn có tính acid mạnh
Khi ăn các thức ăn có tính acid như soda, giàu protein, các thức uống có ga, chứa nhiều đường… gây hại đến lớp men răng, dẫn đến tình trạng ê buốt răng. Nếu răng không được bảo vệ đúng cách, sau khi ăn các mảng bám thực phẩm tích tụ trên răng sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như răng bị sâu, viêm nhiễm ở nướu, viêm nha chu… khiến men răng bị bào mòn từ từ dẫn đến ê buốt răng.
Các bệnh lý về răng miệng
Sâu răng: Tình trạng răng bị sâu khiến cho lớp tủy răng dễ dàng bị kích thích do các thực phẩm có tính nóng, lạnh, ngọt và thậm chí cả không khí có thể lọt vào lỗ sâu răng, gây nên ê buốt răng, thậm chí gây đau nhức cả khoang miệng dẫn đến không thể nhai được thức ăn, mất răng vĩnh viễn.
Tụt nướu: Khi mắc phải các bệnh liên quan đế nha chu thường dẫn đến lớp men răng bị bào mòn để lộ lớp ngà răng bên trong, dần dần gây ê buốt chân răng.
Viêm nướu: Các lớp mô nướu ở chân răng bị nhiễm trùng, sưng nề xung quanh gây ảnh hưởng đến chân răng.
Nứt hay mẻ răng: Những vết nứt trên răng tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn trú ngụ cùng các mảng bám dẫn đến viêm nhiễm vào tủy răng. Một số trường hợp có thể dẫn đến nguy cơ bị áp xe chân răng và nhiễm trùng nặng.
Sau các thủ thuật nha khoa
Thông thường răng sẽ nhạy cảm hơn sau khi thực hiện một số thủ thuật nha khoa như lấy cao răng, trang trí răng, làm trắng răng, làm láng chân răng, bọc mão răng giả hay một số quy trình phục hình răng khác. Tuy nhiên, đa số trường hợp tình trạng ê buốt răng do những nguyên nhân này đều biến mất sau 4 – 6 tuần. Vì vậy, nên tham khảo thêm ý kiến tư vấn của nha sĩ để giảm tình trạng ê buốt răng sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa.
Cách chữa ê buốt răng tại nhà
Tùy theo mức độ mà tình trạng ê buốt chân răng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hàng ngày khi mắc phải. Điển hình như không thể thưởng thức món ăn yêu thích, nhất là người lớn tuổi và trẻ em thường có nguy cơ bị biếng ăn. Bên cạnh đó, thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cơ thể bị suy nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe chung.
Ngoài ra, nếu triệu chứng ê buốt răng đi kèm với hơi thở có mùi hôi, quanh nướu bị sưng đỏ và chảy máu do bệnh viêm nướu, khiến người bệnh ngại giao tiếp xã hội.
Một số cách giúp chữa ê buốt răng tại nhà như sau:
Không đánh răng quá mạnh
Nhiều người thường có thói quen đánh răng thật mạnh vì nghĩ rằng sẽ giúp loại bỏ những mảng bám trên răng. Tuy nhiên, hậu quả của việc đánh răng quá mạnh thường khiến men răng bị bào mòn dẫn đến ê buốt răng.
Việc dùng bàn chải có kích thích lớn hơn kích thước hàm răng, khi đánh răng sát đường viền nướu có khả năng làm men răng mòn nhanh hơn. Nên lựa chọn bàn chải đánh răng có phần lông chải mềm và để bàn chải tạo thành một góc 45 độ với đường nướu rồi thực hiện chải lên xuống nhẹ nhàng, chải răng theo chiều dọc hoặc chiều xoắn ốc. Cách chải này giúp men răng được bảo vệ và khỏe mạnh hơn.
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày
Đây là cách rất dễ thực hiện tại nhà mà cực kỳ đơn giản. Nên dùng các loại nước muối chuyên dụng với nồng độ thích hợp để súc miệng hàng ngày, ngoài tác dụng giảm ê buốt răng, còn giúp bảo vệ men răng làm răng chắc khỏe hơn.
Dùng kem đánh răng phù hợp
Khi lựa chọn kem đánh răng nên đọc rõ thành phần ghi bên ngoài vỏ hộp để tránh mua các loại kem đánh răng kém chất lượng, chứa những hóa chất độc hại như tạo màu, Sodium Lauryl Sulfate, Triclosan… Nên sử dụng các loại kem đánh răng có thành phần từ thiên nhiên giúp bảo vệ men răng tốt hơn.
Hạn chế các loại thức ăn chứa acid
Soda, kẹo ngọt, thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate… là những thực phẩm rất dễ tấn công vào men răng nên có khả năng gây ê buốt răng và sâu răng. Sau khi ăn các thực phẩm này không nên đánh răng ngay sau đó mà nên đợi khoảng sau 15 phút để men răng ổn định trở lại.
Thay vào đó, hãy ăn các thực phẩm giúp cung cấp độ ẩm cho miệng, chống lại acid và vi khuẩn tác động làm mòn men răng như rau quả giàu chất xơ, các thực phẩm ít đường, thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, sữa không đường, sữa chua nguyên chất. Có thể uống trà xanh, trà đen hoặc nhai kẹo cao su không đường sẽ giúp tăng tiết nước bọt làm ẩm khoang miệng.
Dùng một số các thảo dược tự nhiên để chữa ê buốt răng
Lá ổi, tỏi, hành tây, tinh dầu đinh hương, trà xanh, lô hội… là những thảo dược được sử dụng khá phổ biến tại nhà khi có tình trạng ê buốt răng. Đa số các thảo dược này đều có tính kháng khuẩn, giảm viêm nướu chân răng.
Cách thực hiện khi dùng các thảo dược trên cũng khá đơn giản, thông thường được giã nhỏ và dùng bông gòn thấm vào vùng răng bị ê buốt hoặc có thể nhai trực tiếp và giữ ở vị trí đó.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến tình trạng ê buốt răng. Giữ vệ sinh răng miệng là điều quan trọng để giúp răng chắc khỏe, hạn chế các bệnh lý thường gặp.
Nha khoa Hùng Cường
Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang
Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555
Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn
Facebook: Nha khoa Hùng Cường
Youtube: Nha khoa Hùng Cường
Zalo: Zalo.me/3785224321416751225
Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy