Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Điều trị nha khoa

Đồ ăn cứng hại răng thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam – Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng là cách bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp nói chung. Cùng với việc vệ sinh răng miệng, ăn uống đúng cách cũng là một cách giúp bảo vệ răng. Thức ăn cứng là một trong những loại thức ăn không tốt cho răng, cần hạn chế sử dụng.

Đồ ăn cứng hại răng như thế nào?

Răng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Răng giúp nhai, nghiền thức ăn, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu răng bị hỏng sẽ dẫn đến khó khăn trong ăn uống, gây sút cân, thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra, răng còn ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ, một hàm răng đẹp sẽ góp phần tạo nụ cười và gương mặt đẹp.

Do đó, bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng là cách bảo vệ sức khỏe và vẻ đẹp chung. Cùng với việc vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống hợp lý cũng có tác dụng bảo vệ răng. Một trong những loại thức ăn không tốt cho răng cần hạn chế sử dụng đó là thức ăn cứng.

Cấu tạo răng gồm 3 thành phần chính, tính từ trong ra ngoài là tủy răng, ngà răng và men răng. Men răng là lớp rất cứng bao phủ mặt ngoài của răng, dày khoảng 1-2mm, trơn láng, màu sáng, tạo màu răng. Men răng là mô cứng nhất trong cơ thể, là thành phần chịu lực quan trọng trong khi ăn, nhai.

Men răng tuy rất cứng nhưng không phải không thể bị phá vỡ. Thức ăn cứng có thể gây hỏng men răng, gây nguy cơ sứt mẻ răng, thậm chí làm gãy răng. Do đó không nên cố gắng dùng răng để cắn vỡ các thức ăn cứng như một chiếc càng cua hoặc một cục xương, vì chúng có thể làm vỡ răng của bạn.

Bên cạnh đó, việc cố gắng nhai những thức ăn cứng sẽ tăng áp lực lên cơ nhai và hệ thống khớp. Nếu áp lực này lặp lại thường xuyên có thể gây các bệnh lý rối loạn cơ khớp hệ thống nhai như viêm khớp thái dương hàm.

Một số đồ ăn cứng cần hạn chế sử dụng để bảo vệ răng

Các thức ăn cứng đôi khi rất bắt mắt và hấp dẫn, tuy nhiên cần hạn chế sử dụng tối đa để bảo vệ răng. Một số loại thức ăn cứng cần hết sức hạn chế là:

Các loại kẹo cứng: Kẹo cứng có thể gây hại cho răng vì ngoài việc chứa nhiều đường, kẹo cứng có thể gây gãy răng, sứt mẻ răng nếu dùng lực cắn quá mạnh. Do đó, thay vì ăn kẹo cứng, bạn nên dùng các loại kẹo mềm ít đường, an toàn cho răng.

Đá lạnh: đá được làm từ nước, không chứa đường hoặc các chất phụ gia. Tuy nhiên, đá là để làm lạnh, không phải để nhai. Nhiệt độ rất lạnh của đá có thể gây các vết nứt nhỏ ở bề mặt răng, gây hỏng men răng, làm răng ngày càng yếu đi. Ngoài ra, nhai đá cứng thường xuyên sẽ khiến răng bị xô lệch dần theo thời gian. Do đó để bảo vệ răng hãy bỏ thói quen ăn đá và nên thưởng thức đồ uống lạnh dạng lỏng.

Những loại hải sản có vỏ cứng: bạn nên dùng sử dụng những dụng cụ hỗ trợ như kìm, kẹp để làm vỡ phần cứng của thức ăn, không nên dùng răng để cắn trực tiếp vì nguy cơ gây tổn thương răng.

Bên cạnh các loại thức ăn thì cũng cần bỏ các thói quen dùng răng không tốt như dùng răng để mở nắp chai nước giải khát hoặc chai bia chứ không dùng đồ mở nắp. Thói quen này sẽ tác động mạnh đến các cạnh răng, làm xước bề mặt răng, vỡ răng. Ngoài ra, bụi bẩn, vi khuẩn từ những chai nước giải khát có thể vào miệng, đi vào cơ thể. Do đó, tuyệt đối không dùng răng để mở nắp chai, hãy sử dụng đúng đồ mở nắp để làm công việc này.

Sử dụng bàn chải có phần lông quá cứng cũng là việc nên tránh, vì có thể gây kích ứng nướu, trầy xước men răng. Việc đánh răng bằng bàn chải lông cứng trong thời gian dài sẽ gây tổn thương không nhỏ ở răng.

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Zalo: Zalo.me/3785224321416751225

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Bài trướcCách giảm đau khi mọc răng khôn

Bài kế tiếpCách chườm đá khi đau răng

blank
blank
Call Now Button