Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Điều trị nha khoa

Giải mã lý do mút tay ở trẻ

Đói bụng và mọc răng là một trong những nguyên nhân hình thành nên thói quen mút tay ở trẻ.

Trong những tháng đầu đời, hầu như em bé nào cũng thích cho tay vào miệng. Việc ngậm mút tay mang lai cho trẻ một sự sảng khoái giúp trẻ khôn lớn từng ngày và đó cũng được xem là một trong những trò chơi thú vị đối với trẻ trong những năm tháng đầu đời. Bên cạnh nguyên nhân đó, mút tay còn là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sau.

Đói bụng

Theo CDC, trong những tháng sơ sinh, một em bé hay mút tay có thể đang muốn nói với bạn rằng chúng đang đói. Điều đó làm trẻ cảm thấy dễ chịu, được kích thích như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ và gần mẹ. Đây chính là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ và sẽ biến mất khi chúng bước vào giai đoạn 3 – 5 tuổi.

Tự làm dịu

Trẻ nhỏ thường ngủ gật trên vú mẹ hoặc bình sữa. Vì vậy, chúng có thể liên tưởng đến phản xạ mút tay để giúp trẻ thư giãn và hạ hỏa. Theo Mayo Clinic, việc mút ngón tay cái khiến trẻ cảm thấy an tâm, một số trẻ cuối cùng có thể hình thành thói quen mút ngón tay cái khi chúng cần được xoa dịu hoặc chuẩn bị đi ngủ.

Trẻ sơ sinh thường bắt đầu cho tay vào miệng khi được 1-3 tháng tuổi. Ảnh: Freepik.

Mọc răng

Hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng từ 4 đến 7 tháng tuổi. Nếu thấy bé thường có hành động nhét tay vào miệng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy răng của bé đang dần hình thành. BS Sahira Long – giám đốc Trung tâm Sức khỏe Trẻ em Anacostia (Mỹ) cho biết: “Trẻ sơ sinh khám phá thế giới bằng cách dùng miệng. Khi phát hiện ra mình có đôi bàn tay, trẻ bắt đầu khám phá chúng”.

Mút ngón tay có nguy hiểm không?

Mút ngón tay là hiện tượng bình thường đối với trẻ nhỏ và hầu hết sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3- 4 tuổi. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, hành vi này thường không gây ra vấn đề gì trong những năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, nếu bé vẫn còn mút tay sau 4 tuổi sẽ trở thành một vấn đề đáng lo ngại.

Bởi khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, việc ngậm mút tay với động tác mút mạnh liên tục hoặc dùng lưỡi đẩy thì có thể gây ra một số tổn thương ở răng, hàm, dẫn đến tình trạng biến dạng răng như hàm bị hô (răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (một hàm thụt vào trong), lệch khớp cắn, khó phát âm. Để cải thiện tình trạng mút tay của bé, các cha mẹ có thể làm theo một số cách sau đây:

Nếu trẻ đang mút tay vì đau khi mọc răng, hãy cho trẻ đồ chơi khi mọc răng, khăn lạnh hoặc khay cho ăn đông lạnh.

Tạo sự phân tâm cho trẻ bằng những trò chơi phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp ngậm mút tay.

Khi trẻ lớn, cha mẹ cần có sự kiên nhẫn giúp trẻ bỏ dần tật ngậm mút tay qua cách trò chuyện với trẻ về những tác hại; đồng thời dành thời gian cùng con bằng những trò chơi phát triển trí não và thể chất nhằm giúp bé tạm quên việc mút tay.

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Niềng răng

Bài trướcXử trí khi răng sữa của trẻ bị đen

Bài kế tiếpNấm miệng (tưa miệng) ở trẻ nhỏ

blank
blank
Call Now Button