Nhạy cảm răng sau khi trám răng
Răng nhạy cảm sau trám răng là hiện tượng thường gặp và sẽ biến mất sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên trầm trọng theo thời gian thì cần đi khám lại răng để tìm nguyên nhân và điều trị sớm, tránh gây đau nhức lâu dài.
Răng có nhạy cảm hơn sau khi trám?
Trám răng là thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ các vết sâu răng và lấp đầy chúng bằng các vật liệu được chọn như vàng, bạc, nhựa composite hoặc sứ.
Vài giờ sau khi trám răng, mặt vẫn có thể cảm thấy hơi tê, ngứa ran hoặc sưng húp gây khó khăn cho việc ăn, nuốt, nói và cử động. Nha sĩ thường khuyên không nên ăn hoặc uống trong vài giờ đầu sau trám răng để hạn chế nguy cơ cắn vào lưỡi hoặc má.
Những cảm giác này sẽ biến mất khi hết tác dụng của thuốc gây tê. Tuy nhiên, trong những tuần tiếp theo, có thể răng nhạy cảm vẫn tiếp tục xảy ra trong quá trình thích nghi với miếng trám mới.
Răng nhạy cảm sau trám răng biểu hiện rõ ràng khi tiếp xúc với một số loại tác nhân nhất định, thông thường là cảm giác đau đột ngột rồi lại biến mất, các tác nhân đó gồm:
Thực phẩm hoặc đồ uống lạnh như kem, kem que hoặc đồ uống có đá
Đồ uống nóng như cà phê hoặc trà
Không khí len vào các kẽ răng như thở bằng miệng, răng nhạy cảm hơn khi đó là không khí lạnh
Thực phẩm có đường như kẹo, bánh ngọt
Thực phẩm và đồ uống có tính axit như trái cây, nước trái cây và cà phê
Nhai thức ăn
Biến chứng sau trám răng?
Răng nhạy cảm sau trám răng là bình thường và mang tính chất tạm thời. Tuy nhiên, một số trường hợp răng nhạy cảm kéo dài thì cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị ngay. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây răng nhạy cảm sau trám răng:
Kích thích dây thần kinhLớp men răng có tác dụng bảo vệ dây thần kinh khỏi bị phơi nhiễm, nhưng các miếng trám, đặc biệt là miếng trám sâu có thể tiến gần dây thần kinh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong răng. Do đó, sau trám răng, dây thần kinh bên trong răng cần vài ngày đến vài tuần để lành lại. Trong khoảng thời gian này, tình trạng ê buốt có thể xảy ra khi gặp tác nhân kích thích nó.
Khi dây thần kinh lành lại, cảm giác răng nhạy cảm sẽ biến mất, bạn sẽ không cảm thấy có sự khác biệt nào giữa răng đã trám và các răng khác.
Căn chỉnh khớp cắn không chính xácNếu miếng trám không thẳng hàng mà quá cao so với các răng khác thì có thể tăng áp lực khi cắn gây đau và ê buốt. Thông thường, khớp cắn sẽ tự điều chỉnh trong quá trình ăn uống hàng ngày sau một vài tuần, tình trạng răng nhạy cảm theo đó cũng biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cảm giác đau tăng lên theo thời gian hoặc gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn thì nên đi khám để kiểm tra lại khớp cắn. Khi kiểm tra lại, nha sĩ có thể mài bớt điểm cao của miếng trám để vừa khít với khớp cắn, loại bỏ cảm giác đau và khó chịu.
Răng đã bị chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn dẫn đến răng bị nứt hoặc gãy.
Lỗ sâu răng rất sâu, đến lớp tủy răng.
Răng đã trải qua nhiều lần trám răng hoặc thực hiện các thủ thuật khác.
Có hai loại viêm tủy răng:
Viêm tủy răng có thể hồi phục: Là tình trạng viêm nhẹ khi tủy răng vẫn khỏe mạnh và có khả năng hồi phục lại
Viêm tủy răng không hồi phục: Là tình trạng dây thần kinh trong răng bị tổn thương và chết đi, khi đó cần lấy tủy răng để bảo tồn chiếc răng.
Viêm tủy răng có thể được điều trị bằng cách thay miếng trám mới, lấy tủy răng hoặc dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Áp xe răngÁp xe răng là tình trạng nhiễm trùng trong các dây thần kinh của răng, trong đó tác nhân chính là răng bị sâu, bệnh nướu răng hoặc nứt răng. Các triệu chứng của áp xe răng bao gồm:
Đau răng dữ dội
Răng nhạy cảm
Đỏ trên nướu
Hôi miệng
Vết sưng giống như mụn hoặc nhọt trên nướu răng
Sốt
Áp xe răng cần được chăm sóc y tế, do đó, khi xuất hiện các triệu chứng trên bạn cần đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị ngay.
Miếng trám cũ bị lỏng hoặc bị vỡTrám răng thường tồn tại trong nhiều năm nhưng không tồn tại mãi mãi. Nếu miếng trám lâu năm bị lỏng hoặc vỡ, nó có thể gây ê buốt và đau nhức khi nằm gần dây thần kinh. Ngay cả khi miếng trám không bị lỏng hoặc vỡ, thì bạn cũng nên đi thay khi đến hạn sử dụng để tránh miếng trám bị hỏng gây sâu răng và đau nhức răng.
Các triệu chứng khác của viêm nha chu bao gồm:
Nướu đỏ hoặc chảy máu, đặc biệt là trong khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
Nướu trông khác thường
Răng như đang tách ra
Răng lung lay ở người lớn
Vết loét hoặc mủ trong miệng
Viêm nha chu thường không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu, do đó, bạn nên thường xuyên khám nha khoa để kiểm tra các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.
Cách điều trị răng nhạy cảm sau trám răng
Một số biện pháp sau được các nha sĩ khuyên dùng để điều trị răng nhạy cảm sau trám răng:
Dùng kem đánh răng chứa nitrat kali giúp ngăn chặn các cảm giác trên bề mặt răng truyền đến các đầu dây thần kinh bên trong. Dùng kem đánh răng 2 ngày/lần, sau vài ngày sẽ bắt đầu thấy tác dụng.
Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.
Thuốc mỡ bôi tê dùng cho răng miệng.
Sử dụng bàn chải đánh răng dành cho răng nhạy cảm với các sợi lông mềm mại, ít gây kích thích răng hơn.
Đánh răng nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc trên răng và nướu, tránh chà đi chà lại hoặc chà mạnh lên răng.
Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần, cẩn thận nhẹ nhàng trên nướu và răng.
Tránh các loại thức ăn hoặc đồ uống gây ê buốt răng
Tránh kem đánh răng và các sản phẩm làm trắng răng vì có thể khiến tình trạng ê buốt trở nên trầm trọng hơn.
Súc miệng bằng nước sau khi tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có tính axit như cà phê và trái cây vì chúng có thể làm mòn men răng.
Tránh đánh răng ngay sau khi ăn thực phẩm có tính axit vì có thể làm mất nhiều men răng.
Nhai ở bên đối diện với vùng răng được trám
Khi nào đến gặp nha sĩ?
Bạn không nên lo lắng nếu răng nhạy cảm nhẹ trong những tuần đầu sau trám răng. Sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà và kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm sẽ giúp làm giảm cảm giác khó chịu trong khoảng thời gian này.
Khi tình trạng ê buốt trở nên trầm trọng, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau răng thì cần gặp nha sĩ để kiểm tra lại răng ngay.
Nha khoa Hùng Cường
Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang
Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555
Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn
Facebook: Nha khoa Hùng Cường
Youtube: Nha khoa Hùng Cường
Zalo: Zalo.me/3785224321416751225
Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn