Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Điều trị nha khoa

Răng bị mục: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Răng bị mục: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Răng bị mục không chỉ gây đau đớn và mất thẩm mỹ mà còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Vì vậy bạn không nên chủ quan với sức khỏe răng miệng của mình.

Nguyên nhân khiến răng bị mục

Răng bị mục là cách nói ngắn gọn về tình trạng sâu răng nghiêm trọng. Đây là kết quả của việc bạn không có chế độ ăn lành mạnh, đặc biệt là thường xuyên ăn đồ ngọt hoặc thức ăn cứng. Kết hợp với việc bạn không đánh răng đúng cách và thường xuyên, vi khuẩn trong miệng sẽ tạo ra một lớp mảng bám dính và tích tụ dần gây bào mòn men răng.

Sau khi men răng bị mòn, vi khuẩn và mảng bám sẽ tấn công phần ngà răng mềm ở bên trong. Tiếp đó là đến tủy răng. Ở giai đoạn cuối của tình trạng sâu răng, tủy răng sẽ bị nhiễm trùng làm gia tăng những cơn đau dưới chân răng và nướu. Theo thời gian, răng bạn sẽ yếu dần và mục đi.

Dấu hiệu nhận biết răng bị mục

Răng bị mục: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Tình trạng răng bị mục hoặc bị sâu thường thể hiện ngay trên vùng bề mặt răng bị hỏng. Tuy nhiên, bởi vì một số lỗ sâu răng không dễ phát hiện nếu không có triệu chứng. Vì vậy, bạn cần phải đến nha sĩ thường xuyên để kiểm tra. Hoạt động này giúp tình trạng sâu răng của bạn được điều trị kịp thời và không bị mục.

Trong trường hợp lỗ sâu răng ngày càng trở nên lớn hơn thì sẽ gây ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn bên trong răng. Bạn có thể nhận biết răng bị mục chân qua những dấu hiệu sau:

Đau, ê buốt răng, hơi thở có mùi hôi

Cảm thấy có mùi vị gây khó chịu trong miệng

Răng nhạy cảm hơn và cảm thấy đau khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh

Bạn có thể nhìn thấy những lỗ hổng trên răng. Chúng có thể bị ố màu, nâu hoặc đen

Nếu bắt đầu bị nhiễm trùng, răng nướu sẽ bị sưng tấy và chảy mủ. Tình trạng này khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí răng có thể bị lung lay và gãy rụng.

Răng bị mục ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Răng sâu bị mục hay răng bị mục chân không chỉ gây ra những cơn đau hay gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Sau đây là 6 hiểm họa sức khỏe thường gặp do tình trạng mục răng gây ra mà bạn có thể gặp phải.

1. Run tay

Răng bị mục khiến hệ miễn dịch của bạn suy giảm theo thời gian. Vì vậy, cơ thể sẽ có dấu hiệu yếu đi thể hiện qua việc bạn bị run tay.

2. Suy giảm khả năng ăn uống

Răng bị mục khiến bạn không thể ăn uống đa dạng các món như trước. Đặc biệt là khi răng nướu của bạn bị nhiễm trùng, các cơn đau sẽ khiến việc ăn uống của bạn càng trở nên khó khăn. Từ đó làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn và khiến cơ thể ngày càng thiếu chất dinh dưỡng.

3. Cơ thể thiếu sức sống

Răng bị mục khiến nguồn năng lượng của bạn bị rút cạn dần. Đây là vấn đề rất phổ biến. Một trong những lý giải cho tình trạng này là khi răng bị mục, bạn sẽ mất tự tin, ngại giao tiếp, ngại ngần trong việc duy trì và xây dựng các mối quan hệ. Từ đó, bạn không còn cảm thấy hứng thú với cuộc sống, mất dần năng lượng cho mọi hoạt động.

4. Bệnh về nướu

Nếu bạn không chăm sóc răng bị mục, về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh về nướu. Vì răng thường bị hư hỏng ở phần chân trước. Sau đó nguy cơ nhiễm trùng sẽ nhanh chóng lan đến vùng nướu. Nếu bạn bị nhiễm trùng nướu, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn.

5. Nhiễm trùng máu

Khi răng bị mục, các chất thối rữa từ răng sẽ tích tụ trong miệng và thường được bạn nuốt xuống cùng với nước bọt. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài, các yếu tố độc hại được tiết ra từ răng bị mục sẽ hòa lẫn vào hệ tiêu hóa và máu. Từ đó khiến máu của bạn bị nhiễm độc hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu.

Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ em hoặc bệnh nhân đang điều trị trong bệnh viện là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng máu rất cao. Các triệu chứng của nhiễm trùng máu bao gồm sốt cao, ớn lạnh và tim đập nhanh. Lúc này nhiệt độ cơ thể của người bị nhiễm trùng máu thường tăng lên, cùng với đó là nhịp tim tăng cao và khó thở.

Đồng thời, da của người bệnh trở nên nhợt nhạt, nổi bông ở tứ chi và nhận thức dần mất đi sự tỉnh táo. Đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh nhiễm trùng máu đang tiến triển. Điều đáng ngại hơn nữa là sốc nhiễm trùng máu có thể xảy ra nếu bạn bị tụt huyết áp.

6. Viêm màng não

Áp xe răng xảy ra do răng bị mục có thể dẫn đến căn bệnh viêm màng não vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân gây ra viêm màng não là vì tình trạng nhiễm khuẩn do răng bị mục không được điều trị kịp thời. Lúc này, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu, tiếp đến là tủy sống và khu vực xung quanh não để gây nhiễm trùng.

Những người có hệ miễn dịch yếu thường có nguy cơ bị viêm màng não cao hơn. Đây là căn bệnh cần phải nhập viện và điều trị trong thời gian khá dài.

Phương pháp điều trị răng bị mục

Khi răng có dấu hiệu mục sâu, bạn không nên tự xử lý tại nhà để tránh mọi rủi ro. Thay vào đó, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị đúng phương pháp. Tùy vào tình trạng răng mục như thế nào mà nha sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp dành cho bạn.

Trong trường hợp chỗ bị mục chưa lan đến tủy răng, nha sĩ có thể trám lại bất cứ lỗ sâu nào trên răng của bạn.

Nếu tủy răng đã bị ảnh hưởng, nha sĩ sẽ tiến hành rút tủy răng và trám lại.

Khi lỗ mục của răng quá lớn làm suy yếu cấu trúc của răng, nha sĩ sẽ tư vấn bạn bọc răng sứ. Phương pháp này vừa đem lại hiệu quả thẩm mỹ vừa có thể ngăn chặn tình trạng sâu mục lan sang những chiếc răng còn lại.

Đối với trường hợp răng mục sâu nghiêm trọng và không thể giữ lại được nữa, nha sĩ sẽ nhổ bỏ chiếc răng đó và thay thế chúng bằng răng giả. Có hai phương pháp trồng răng giả phổ biến hiện nay là cấy ghép Implant và cầu răng. Giữa hai phương pháp này bạn có thể thảo luận thêm với nha sĩ của mình để chọn được phương pháp phù hợp nhất.

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Zalo: Zalo.me/3785224321416751225

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Niềng răng

blank

Bài trướcMáy tăm nước: Bí quyết giúp bạn làm sạch răng nhẹ nhàng

Bài kế tiếpTiêu xương ổ răng do đâu? Làm sao để ngăn chặn tình trạng này?

blank
blank
Call Now Button