Răng sữa ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tâm thần
Răng sữa ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tâm thần
Đường rãnh xuất hiện răng sữa ở trẻ có thể cảnh báo nguy cơ trầm cảm, các rối loạn sức khỏe tâm thần khác trong tương lai.
Bé thường mọc răng sữa trong khoảng thời gian dưới 30 tháng tuổi.
Những chiếc răng này chỉ tồn tại cùng bé trong những năm đầu đời để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Răng sữa rất quan trọng, có thể giúp trẻ nhai thức ăn dễ dàng hơn, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bé phát âm tốt hơn. Hơn nữa, răng sữa cũng dành khoảng trống ở bên trong mô nướu để những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên sau này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tại bệnh viện Massachusetts trực thuộc đại học Harvard (Mỹ) phát hiện độ dày của các đường rãnh trên răng sữa có thể giúp xác định nguy cơ trầm cảm và các rối loạn tâm thần ở trẻ trong giai đoạn trưởng thành.
Nghiên cứu này đưa ra đánh giá dựa trên những chiếc răng sữa của 37 trẻ em ở độ tuổi lên 6 tại California (Mỹ). Trong cuộc nghiên cứu, bà Erin Dunn – phó giáo sư tâm thần học tại Trường Y Harvard (Mỹ) đã phân tích răng sữa dựa trên màu sắc, rãnh, vụn, các vết nứt. Thậm chí, bà Erin Dunn sử dụng thêm tia X, chụp CT để đo độ dày men răng, mật độ khoáng chất và các đặc điểm khác.
Sau nghiên cứu, bà nhận định răng sữa đã bắt đầu hình thành từ trong bào thai. Chúng có nhiệm vụ ghi lại thông tin trong thời kỳ mang thai và trong những năm phát triển đầu đời của trẻ. Do đó, những em bé có mẹ mắc tiền sử trầm cảm nặng hoặc từng bị trầm cảm ở tuần thứ 32 của thai kỳ sẽ có nhiều khả năng xuất hiện các đường rãnh trên răng sữa dày hơn những đứa trẻ khác. Trong khi đó, con của những bà mẹ có tâm lý bình thường suốt quá trình mang thai lại có xu hướng đường rãnh trên răng sữa mỏng hơn.
Cũng theo bà Erin Dunn, nguyên nhân hình thành nên các đường rãnh trên răng sữa có thể do lượng cortisol làm cản trở men răng. Đây là một loại “hormone căng thẳng” xuất hiện ở người mẹ.
Cách giảm rối loạn trầm cảm ở trẻ
Theo WebMD (Mỹ), trẻ em có nguy cơ bị trầm cảm từ nhỏ nếu cha mẹ có tiền sử về bệnh lý này. Trầm cảm ở trẻ em có xu hướng đến và đi theo từng đợt, có thể có sự phục hồi tự phát từ chứng trầm cảm thời thơ ấu. Tuy nhiên, một khi đứa trẻ bị trầm cảm một lần ở thời thơ ấu, chúng có nhiều khả năng tái phát trở lại. Dưới đây là một số gợi ý giúp cha mẹ bên con trong khoảng thời gian chúng mắc bệnh.
Phụ huynh trợ tinh thần cho bé bằng cách dành thời gian nhiều hơn cho con, khuyến khích các cuộc trò chuyện và lắng nghe bé nhiều hơn. Người lớn khuyến khích con tập luyện thể dục thường xuyên. Bởi hoạt động thể chất có thể làm giảm mức độ trầm trọng của bệnh trầm cảm và được biết đến là một liều thuốc giảm căng thẳng hiệu quả.
Gia đình xây dựng các bữa ăn lành mạnh để giảm căng thẳng và đối phó với chứng trầm cảm. Những loại thực phẩm tốt cho tinh thần mà cha mẹ có thể bổ sung cho bé như trái cây, rau và các loại hạt, đồng thời loại bỏ tất cả đồ uống có đường và đường tinh luyện.
Cha mẹ rèn cho bé thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc cũng là cách giảm các rối loạn tinh thần hiệu quả. Bởi khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ cảm thấy bị đe dọa và mệt mỏi. Hậu quả là chúng ta bắt đầu cảm thấy kiệt sức, không có động lực và nó có thể làm trầm cảm thêm.
Nha khoa Hùng Cường
Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang
Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555
Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn
Facebook: Nha khoa Hùng Cường
Youtube: Nha khoa Hùng Cường
Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy