Răng yếu phải làm sao?
Răng yếu có thể xuất hiện do tuổi tác ngày càng lão hóa và đây là hiện tượng tự nhiên khá bình thường của mỗi người. Khi răng yếu nhưng cơ thể không có dấu hiệu gì có thể vẫn liên quan đến các bệnh lý nha chu. Vậy khi răng yếu phải làm sao?
Nguyên nhân gây nên tình trạng răng yếu
Răng yếu có thể do tác động vật lý hoặc do ảnh hưởng của hóa chất. Những yếu tố này có thể dẫn đến bệnh lý nha chu khác. Đôi khi có thể gặp những bệnh lý vô cùng nguy hiểm.
Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng răng yếu:
Đánh răng sai cách. Thói quen hàng ngày của mỗi người đều được thực hiện đều đặn là đánh răng. Nhưng nếu thực hiện quá trình này sai cách thì có thể gây hại đến chính hàm răng của bạn. Khi đánh răng mà chà xát với một lực quá mạnh, hoặc đánh răng theo chiều ngang thay vì chải răng dọc theo hướng răng mọc thì có thể khiến cho men răng bị mòn dần theo thời gian và yếu dần đi. Thậm chí, một số người bị mòn men răng quá nhiều có thể khiến lộ cả ngà răng, hay cổ chân răng mòn thành hình chữ V. Thời gian lâu dần, men răng mất đi nhiều sẽ gây ra cho người bệnh tình trạng ê buốt chân răng và đau nhức. Thêm vào đó, đánh răng không đủ số lần mỗi ngày cũng có thể khiến cho các mảng bám không được làm sạch và tồn tại ở chân răng gây ra tình trạng viêm nướu, hôi miệng, sâu răng, áp xe răng… đồng thời cũng làm cho răng yếu đi theo thời gian.
Lựa chọn thức ăn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy hợp chất acid trong thực phẩm có thể khiến cho men răng bị hòa tan. Vì thế, các loại đồ uống có gas, thực phẩm có hàm lượng acid cao như cam, chanh, bưởi… đều có thể làm cho răng yếu và không nên sử dụng quá nhiều hàng ngày. Khi sử dụng các loại thực phẩm này cần lưu ý sau khi sử dụng kể cả ăn và uống thực phẩm thì không nên đánh răng ngay lập tức. Bởi vì có thể làm cho răng và men răng bị tổn thương. Thay vào đó, để vệ sinh răng có thể thực hiện súc miệng với nước lọc để giảm bớt lượng acid trong răng. Sau đó, mới thực hiện vệ sinh răng miệng. Không chỉ có thực phẩm chứa nhiều acid, mà những thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh kẹo, hoa quả sấy… cũng nên hạn chế để bảo vệ răng. Bởi vì đường chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho các mảng bám thực phẩm tích tụ trên răng nhanh hơn, Và sau khi sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, cần đánh răng ngay lập tức để có thể bảo vệ răng một cách toàn diện.
Sử dụng tăm xỉa răng được áp dụng như một trong những phương pháp vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích. Bởi vì độ cứng và nhọn của tăm có thể vô hình làm phá hủy lớp men răng, gây tổn thương nướu và những vấn đề này chưa nhận biết rõ rằng trong thời gian ngắn. Những người thường xuyên sử dụng tăm để xỉa răng dễ gặp các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu cao hơn so với những người không sử dụng
Lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh. Khi sử dụng kháng sinh sai cách hoặc sai liều lượng có thể gây tác động tới men răng. Nhiều trường hợp gặp tình trạng răng bị xỉn màu hoặc ăn mòn do tác dụng phụ của kháng sinh. Cho nên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong đó có kháng sinh thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, có thể gặp một số nguyên nhân khác gây yếu răng như răng yếu đi sau quá trình sinh nở, hoặc quá trình niềng răng, hoặc ảnh hưởng do trào ngược dạ dày thực quản, hoặc các yếu tố di truyền.
Dấu hiệu nhận biết răng yếu
Men răng bị mòn. Thông thường, men răng có thể bị mòn theo thời gian, và quá trình này là mòn răng sinh lý. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị mòn răng nhanh hơn so với bình thường. Đây cũng chính là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng cho thấy răng đang ngày càng bị yếu đi.
Ê buốt chân răng thường xuất hiện khi răng bị yếu. Khi men răng bị mài mòn, hoặc ngà răng bị lộ ra có thể khiến cho răng dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến cả tủy răng, làm cho răng nhạy cảm hơn so với bình thường. Nếu thường xuyên cảm thấy tình trạng tê buốt khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, quá chua hoặc quá ngọt… đều có thể gây phá hủy men răng.
Tụt nướu. Khi răng yếu đồng nghĩa với các vấn đề tác động đến răng sẽ xảy ra, tụt nướu là một trong những vấn đề khá nghiêm trọng và cần được lưu ý. Tụt nướu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, những biến chứng của nó đều có thể gây hại cho răng nghiêm trọng như viêm loét nướu, nhiễm trùng nướu, tiêu xương hàm…
Chảy máu chân răng thường xuất hiện khi răng bị yếu đi và nhạy cảm hơn. Đặc biệt có thể dễ xảy ra khi chà xát răng quá mạnh như đánh răng, ăn đồ ăn cứng, hoặc sử dụng tăm xỉa răng, chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng… Những biểu hiện này cũng là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm nướu.
Răng yếu phải làm sao?
“Vậy răng yếu phải làm sao?”. Khi gặp các dấu hiệu ảnh hưởng đến răng và có thể khiến cho răng bị yếu thì hầu hết mọi người ai cũng muốn tìm hiểu về chân răng yếu phải làm sao. Để biết chính xác tình trạng răng như thế nào thì cách tốt nhất là đến khám tại các phòng khám nha khoa uy tín để được tìm hiểu, chẩn đoán chính xác nguyên nhân của bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Với những tình trạng răng yếu do cấu trúc răng
Thông thường, răng yếu do cấu trúc của răng có thể áp dụng các phương pháp phục hình thẩm mỹ răng hoặc tái tạo cấu trúc của răng. Từ đó giúp răng phục hồi chức năng và bảo vệ sức khỏe của răng
Trám răng. Phương pháp này có thể thực hiện để phục hồi tổn thương răng bằng cách sử dụng nha khoa chuyên dụng. Trước khi thực hiện trám răng, các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vị trí răng bị hư tổn. Sau đó tiến hành đổ hợp chất thay thế men răng vào lỗ hổng đã được làm sạch. Tiếp đến sử dụng keo nha khoa bít kín lại vết hở, đợi khô răng có thể thể thực hiện các chức năng nhai xé thức ăn bình thường.
Bọc răng sứ cũng là phương pháp phục hình thẩm mỹ răng, đồng thời phục hồi chức năng nhai xế của răng với thức ăn. Với phương pháp này thì các nha sĩ sẽ thực hiện mài nhẹ cùi răng và bọc sứ bên ngoài chân răng để vừa khít với phần răng đã mất. Với việc phục hình răng đã mất do hư tổn, thì bọc răng sứ còn giúp bảo vệ cùi răng thật tránh được những tác động hoặc sự tấn công của vi khuẩn cũng như các tác nhân khác.
Với nguyên nhân do bệnh lý nha chu làm cho răng bị yếu
Với những trường hợp này thường bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát để xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác là gì. Và từ đó có những phương án điều trị cụ thể phù hợp với từng đối tượng nhất định.
Khi thực hiện phục hồi răng bằng thẩm mỹ thì vẫn cần phải lưu ý một số điểm sau:
Vệ sinh răng miệng thường xuyên và sạch sẽ.
Tránh sử dụng các loại đồ ăn quá cứng, quá dẻo, quá dài hoặc quá nóng hoặc quá lạnh.
Không nên sử dụng các loại thực phẩm tạo màu, hoặc nước có gas, đồ uống có chứa nhiều đường, hoặc sử dụng các chất kích thích, thuốc lá…
Nên sử dụng các loại đồ ăn mềm, uống sữa, ăn nhiều trái cây và rau củ.
Chú ý khi nhai thức ăn cần nhai đều cả ở hai hàm để có lực tác động lên cả hai hàm là tương đương nhau. Như vậy sẽ đảm bảo răng được hoạt động đều và bảo vệ tốt hơn.
Thăm khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện ra các bệnh liên quan đến răng miệng, cũng như bảo vệ răng miệng được tốt hơn.
Nha khoa Hùng Cường
Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang
Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555
Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn
Facebook: Nha khoa Hùng Cường
Youtube: Nha khoa Hùng Cường
Zalo: Zalo.me/3785224321416751225
Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn