Sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc răng miệng cho trẻ
Để trẻ có hàm răng trắng và chắc khỏe, cha mẹ nên thay bàn chải thường xuyên, cho bé đi khám nha khoa sớm và định kỳ.
Để trẻ tự đánh răng một mình: Hầu hết trẻ em dưới 8 tuổi không có kỹ năng đánh răng đúng cách. Cha mẹ cần giám sát và hướng dẫn trẻ đánh răng. Sau khi trẻ đánh răng xong, cha mẹ cũng cần kiểm tra lại độ sạch sẽ của mỗi chiếc răng.
Sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc răng miệng cho trẻ
Để trẻ tự đánh răng một mình: Hầu hết trẻ em dưới 8 tuổi không có kỹ năng đánh răng đúng cách. Cha mẹ cần giám sát và hướng dẫn trẻ đánh răng. Sau khi trẻ đánh răng xong, cha mẹ cũng cần kiểm tra lại độ sạch sẽ của mỗi chiếc răng.
Cho trẻ đánh răng ngay sau bữa ăn: Theo Mayo Clinic, thói quen đánh răng ngay sau khi ăn có thể gây hại cho hàm răng của bé. Đặc biệt, khi bé ăn những thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, chúng có thể làm mòn men răng, khiến răng bị yếu. Cha mẹ có thể cho con súc miệng ngay sau bữa ăn để loại bỏ cặn thức ăn gây vi khuẩn, chờ ít nhất 30 phút mới đánh răng.
Cho trẻ đánh răng ngay sau bữa ăn: Theo Mayo Clinic, thói quen đánh răng ngay sau khi ăn có thể gây hại cho hàm răng của bé. Đặc biệt, khi bé ăn những thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, chúng có thể làm mòn men răng, khiến răng bị yếu. Cha mẹ có thể cho con súc miệng ngay sau bữa ăn để loại bỏ cặn thức ăn gây vi khuẩn, chờ ít nhất 30 phút mới đánh răng.
Không cho bé đi nha khoa sớm: Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), các nha sĩ khuyên để giữ cho con có hàm răng khỏe đẹp, bạn nên cho bé đi khám nha khoa ngay sau khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện hoặc vào ngày sinh nhật đầu tiên của bé. Khám răng định kỳ 6 tháng một lần cũng giúp bé thấy quen và hào hứng khi đi nha sĩ.
Uống sữa hoặc nước trái cây trước khi ngủ: Đây là một trong những thói quen tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ. Sữa và nước trái cây chứa hàm lượng đường nhất định làm tăng vi khuẩn trong miệng, dẫn đến sâu răng. Nếu cho con uống những loại thức uống này, bé cần súc miệng trước khi ngủ.
Uống sữa hoặc nước trái cây trước khi ngủ: Đây là một trong những thói quen tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ. Sữa và nước trái cây chứa hàm lượng đường nhất định làm tăng vi khuẩn trong miệng, dẫn đến sâu răng. Nếu cho con uống những loại thức uống này, bé cần súc miệng trước khi ngủ.
Không điều trị sâu răng sớm: Nhiều cha mẹ nghĩ rằng sâu răng có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng dễ dẫn đến khiếm khuyết về phát âm, ngủ kém và ảnh hưởng khả năng học tập của bé. Thậm chí, nhiều trường hợp sâu răng nặng tác động xấu quá trình mọc răng mới của bé.
Không điều trị sâu răng sớm: Nhiều cha mẹ nghĩ rằng sâu răng có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng dễ dẫn đến khiếm khuyết về phát âm, ngủ kém và ảnh hưởng khả năng học tập của bé. Thậm chí, nhiều trường hợp sâu răng nặng tác động xấu quá trình mọc răng mới của bé.
Không thay bàn chải thường xuyên: Sử dụng bàn chải đánh răng trong thời gian dài có thể gây hại răng miệng, đặc biệt ở trẻ. Trong quá trình sử dụng, các sợi lông bàn chải sẽ bị mòn và không thể làm sạch răng được như thời gian đầu. Cha mẹ nên nhớ thay bàn chải cho bé 3 tháng/lần hoặc khi đầu lông bàn chải có dấu hiệu mòn
Không thay bàn chải thường xuyên: Sử dụng bàn chải đánh răng trong thời gian dài có thể gây hại răng miệng, đặc biệt ở trẻ. Trong quá trình sử dụng, các sợi lông bàn chải sẽ bị mòn và không thể làm sạch răng được như thời gian đầu. Cha mẹ nên nhớ thay bàn chải cho bé 3 tháng/lần hoặc khi đầu lông bàn chải có dấu hiệu mòn.