Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Kiến thức nha khoa

Sau khi bọc răng sứ bị đau nhức phải làm sao?

Sau khi bọc răng sứ bị đau nhức phải làm sao?

Không ít người gặp phải tình trạng sau khi bọc răng sứ bị đau nhức, kéo dài nhiều ngày, gây nhiều khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt. Do đó, cần tìm nguyên nhân và áp dụng các biện pháp can thiệp sớm khi răng bọc sứ bị đau nhức.

Nguyên nhân sau khi bọc răng sứ bị đau nhức

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ, được nhiều người lựa chọn khi muốn khắc phục những khuyết điểm của hàm răng như: Răng thưa, răng ngả màu, răng lệch lạc, sứt mẻ,… Để tăng độ bền cho răng sứ, bác sĩ sẽ mài lớp men răng xung quanh với tỷ lệ chuẩn, sau đó bọc mão răng sứ giả lên cùi răng thật. Tỷ lệ mài răng không quá 2mm nên không ảnh hưởng nhiều tới cấu trúc răng và tủy răng.

Sau khi bọc răng sứ, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt nhưng không kéo dài quá lâu (thường trong 1 – 2 ngày đầu). Vậy vì sao răng bọc sứ ăn bị đau lâu ngày? Nguyên nhân thường là:

Răng yếu: Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ khám tổng quát tình trạng răng của bệnh nhân. Điều này giúp phát hiện xem người bệnh có mắc bệnh về răng hoặc nướu hay không. Nếu nền răng yếu thì sau khi bọc răng sứ người bệnh có thể bị đau nhức, ê buốt răng;

Nướu chưa kịp thích nghi: Khi bác sĩ lắp mão răng sứ, nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn, có thể xuất hiện tình trạng đau nhức. Phải mất một khoảng thời gian để nướu thích nghi và người bệnh sẽ không còn bị ê buốt hay đau nhức nữa;

Viêm tủy răng chưa được điều trị triệt để: Một trong những nguyên nhân gây tình trạng sau khi bọc răng sứ bị đau nhức là chưa điều trị triệt để tình trạng viêm tủy răng. Nếu răng bị viêm tủy mà không được phát hiện trước khi bọc răng sứ thì có thể khiến răng bị hoại tử, tác động tới dây thần kinh, gây sưng đau kéo dài, thậm chí phải nhổ bỏ răng. Tình trạng đau nhức khiến bệnh nhân khó chịu, mất ăn mất ngủ và suy nhược cơ thể;

Bị lệch khớp cắn do bọc răng sứ: Đau nhức sau khi bọc răng sứ có thể xuất phát từ nguyên nhân khớp cắn bị lệch trong quá trình lắp răng sứ. Thao tác nắn chỉnh khớp cắn không chuẩn làm răng sứ nhô cao hơn bình thường hoặc bị lệch so với răng đối diện, khiến lực nhai dồn lên răng sứ, gây vướng cộm, đau khớp thái dương hàm. Nếu không điều trị kịp thời tình trạng đau nhức, ê buốt do nguyên nhân này thì có thể gây ảnh hưởng tới cấu trúc răng thật sau này;

Bác sĩ mài quá nhiều men răng, lắp răng không chuẩn: Nếu bác sĩ mài răng sai tỷ lệ đã quy định hoặc thao tác mài không chuẩn xác thì có thể khiến răng bị mài quá nhiều và làm lộ ngà răng. Bên cạnh đó, nếu răng sứ được chế tác không chuẩn thì không khít với nướu, gây bám lại cặn thức ăn, dẫn tới tình trạng viêm, đau kéo dài;

Thói quen sinh hoạt xấu: Nếu bệnh nhân vẫn duy trì thói quen nghiến răng thì sẽ làm các răng đối diện tác động mạnh và liên tục lên răng sứ, khiến răng sứ chịu áp lực lớn. Do đó, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy răng bị đau nhức, ê buốt vào mỗi buổi sáng (do nghiến răng đêm hôm trước);

Mắc các bệnh lý răng miệng: Sau khi bọc răng sứ bị đau có thể do những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… Nếu sâu răng không được nạo sạch vết sâu trước khi bọc răng sứ thì sẽ khiến vi khuẩn tấn công mạnh mẽ vào tủy răng, gây viêm tủy và nặng hơn là áp xe răng, hỏng răng. Khi bị viêm nha chu, nướu cũng có xu hướng tụt khỏi chân răng, không thể giữ chắc răng trên cung hàm. Do đó, việc không phát hiện điều trị sớm các tình trạng này có thể làm giảm tuổi thọ của răng sứ hay thậm chí là mất luôn răng thật;

Vật liệu làm răng sứ không tốt: Nếu răng sứ được làm từ vật liệu kém, không rõ nguồn gốc thì sẽ không đảm bảo tính dẫn nhiệt. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới cùi răng thật khi ăn thực phẩm nóng – lạnh, gây triệu chứng ê buốt và đau nhức;

Chất liệu keo nha khoa bị rò rỉ: Nếu thực hiện lắp răng sứ ở những địa chỉ không được trang bị máy móc hiện đại thì dễ xảy ra tình trạng keo nha khoa bị lỏng, rò rỉ ra bên ngoài. Khi đó, răng người bệnh sẽ bị ê buốt, thậm chí bị rơi răng sứ ra ngoài;

Chế độ ăn uống không phù hợp: Sau khi bọc răng sứ, nếu bệnh nhân ăn đồ quá dai hoặc quá cứng cũng khiến răng bị đau nhức. Ngoài ra, nếu người bệnh không chú ý vệ sinh răng miệng sau ăn kỹ càng thì cũng khiến vi khuẩn dễ phát triển, tấn công răng sứ gây cảm giác đau nhức, ê buốt.

Sau khi bọc răng sứ bị đau nhức nên làm gì?

Tình trạng đau răng sau khi bọc răng sứ có thể được làm dịu bằng nhiều phương pháp tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau nhức vẫn kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh nên đến nha khoa để được thăm khám, điều trị sớm và tránh được những biến chứng không mong muốn. Một số lưu ý gồm:

Sử dụng thuốc giảm đau: Việc sử dụng các loại thuốc như Ibuprofen, Acetaminophen,… có thể giúp giảm đau sau khi bọc răng sứ. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống thuốc khi được bác sĩ cho phép, tránh việc cứ thấy đau là uống vì có thể gây quá liều hoặc về lâu dài sẽ gây nhờn thuốc;

Chườm đá lạnh: Đây là biện pháp giảm đau tạm thời sau khi bọc răng sứ. Người bệnh có thể cho đá vào khăn mặt mềm, chườm lên khu vực gần răng sứ bị đau. Bệnh nhân lưu ý không chườm trực tiếp lên vị trí bọc răng sứ vì có thể khiến cảm giác đau nhức càng thêm trầm trọng;

Súc miệng bằng nước muối: Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch chất nhờn bám xung quanh răng sứ. Người bệnh có thể tự pha nước muối bằng cách cho 2 thìa muối tinh vào nước ấm, khuấy đều tới khi tan là có thể súc miệng bình thường;

Dùng hàm bảo vệ: Nếu nguyên nhân gây đau sau khi bọc răng sứ là do tật nghiến răng thì bệnh nhân nên sử dụng hàm bảo vệ răng để tránh tình trạng các răng còn lại va chạm trực tiếp vào răng sứ;

Đến nha khoa điều trị: Nếu sau khi bọc răng sứ bị đau nhức kéo dài, được xác định là do lệch khớp cắn hoặc kỹ thuật bọc sứ không chuẩn thì người bệnh nên đến nha khoa để điều trị. Bác sĩ sẽ tháo răng sứ ra để chỉnh lại. Còn nếu phát hiện nguyên nhân gây đau do bệnh lý về răng miệng thì người bệnh cần điều trị trước khi lắp lại răng sứ.

Lưu ý sau khi bọc răng sứ để tránh bị đau nhức răng

Sau khi bọc răng sứ, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn về việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc răng phù hợp. Bệnh nhân nên lưu ý những vấn đề sau:

Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám trên răng, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng;

Vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng;

Trong thời gian đầu sau khi bọc răng sứ, người bệnh nên tránh ăn đồ nóng và đồ lạnh, tránh đồ cứng, dai hoặc chứa nhiều acid. Hãy nghiền nhỏ và ninh nhừ thức ăn, để nguội rồi bắt đầu ăn;

Định kỳ 6 tháng/lần đến nha khoa để cạo vôi răng, đảo bảo vôi răng và mảng bám không ảnh hưởng tới chân răng được bọc sứ.

Tuân thủ và thực hiện đúng theo những lời khuyên kể trên sẽ giúp người bệnh nhanh chóng khắc phục được tình trạng sau khi bọc răng sứ bị đau nhức. Trường hợp bị đau nhức, ê buốt răng kéo dài không khỏi, bệnh nhân nên đi thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị nhanh chóng, chính xác nhất.

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Niềng răng

Bài trướcRăng thưa nên niềng hay bọc sứ?

Bài kế tiếpCấy ghép implant có tốt không?

blank
blank
Call Now Button