Tại sao chúng ta lại nghiến răng?
Tại sao chúng ta lại nghiến răng?
Nghiến răng là một tình trạng thường gặp. Đối một số người, nó có thể gây ra các vấn đề thực sự chẳng hạn như đau đầu, đau hàm và răng bị hư hỏng.
Katayoun Omrani, một nha sĩ chuyên điều trị chứng đau nhức tại Los Angeles (Mỹ), cho biết có hai loại chứng nghiến răng: chứng nghiến răng khi thức và chứng nghiến răng khi ngủ.
Nguyên nhân chính gây ra chứng nghiến răng có thể liên quan đến căng thẳng, lo lắng
Một trong những vấn đề chính là việc sử dụng các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), một loại thuốc chống trầm cảm.
Omrani nói: “Câu hỏi tôi luôn đưa ra đó là: “Bạn đã dùng thuốc này bao lâu rồi và bạn có cảm thấy như chứng nghiến răng của mình trở nên tồi tệ hơn kể từ khi bạn dùng thuốc này không?””.
Hút thuốc, uống nhiều caffeine hoặc rượu và trào ngược cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiến răng ở một người.
Trước những nghi ngờ rằng chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ, một đánh giá năm 2020 được công bố trên tạp chí Sleep and Breathing không tìm thấy mối liên hệ chính xác giữa hai điều này.
Nghiến răng là một tình trạng khá phổ biến. Theo Mayo Clinic, khoảng 1/3 số người trưởng thành bị chứng nghiến răng khi ngủ. Với nhiều người trong số đó, tình trạng này không phải là một vấn đề y tế. Nhưng đối với một số người, nó có thể gây đau cổ, đau hàm, đau đầu, tụt nướu và tổn thương răng.
Trên thực tế, các dây thần kinh trong răng có thể bị kích thích đến mức một người có thể cần phải lấy tủy răng. Những triệu chứng này thường liên quan đến chứng nghiến răng khi ngủ hơn là chứng nghiến răng khi thức.
Trên thực tế, điều trị chứng nghiến răng khi tỉnh táo đơn giản hơn.
Omrani nói: “Với việc nghiến răng vào ban ngày, bạn có thể hướng dẫn mọi người không nên làm vậy bằng cách giữ cho hai hàm răng của họ tách rời nhau và liên tục nhắc nhở bản thân: “Tôi có đang nghiến răng không?”. Mọi người cũng có thể làm việc với một nhà tâm lý học về cơn đau để xác định điều gì gây ra chứng nghiến răng và học cách quản lý căng thẳng”.
Nhưng bạn không thể nhận thấy và ngăn chặn tình trạng nghiến chặt khi ngủ, vì vậy việc điều trị chứng nghiến răng khi ngủ đòi hỏi các kỹ thuật khác nhau.
Đầu tiên và quan trọng nhất, Omrani khuyên người bị chứng nghiến răng nên đeo một miếng bảo vệ răng ban đêm, giống như một miếng chỉnh nha mà bạn đeo vào ban đêm.
Omrani cho biết, nó sẽ không ngừng mài mà có thể bảo vệ răng và cơ hàm. Nếu người đó đang sử dụng SSRI, họ có thể cần chuyển sang một loại thuốc chống trầm cảm khác. Nếu cơn đau nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc giãn cơ để uống vào ban đêm, hoặc họ có thể chọn tiêm botox vào cơ mặt để giúp họ thư giãn.
Nha khoa Hùng Cường
Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang
Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555
Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn
Facebook: Nha khoa Hùng Cường
Youtube: Nha khoa Hùng Cường
Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy