Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Kiến thức nha khoa

Tại sao đường có hại cho răng?

Đường là gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn. Tuy nhiên, đường không tốt cho răng nếu sử dụng nhiều. Như vậy làm thế nào để hạn chế việc ăn đường hại răng? Bài viết dưới đây trình bày cách thức đường ảnh hưởng đến răng và cách ngăn ngừa tác hại ăn đường sâu răng.

Vì sao đường không tốt cho răng?

Ăn thức ăn có hàm lượng đường cao sẽ gây ra sâu răng và phá hủy răng. Nguyên nhân là do đường thu hút vi khuẩn xấu và làm giảm độ pH trong miệng, trong khi đó có nhiều loại vi khuẩn khác nhau sống trong miệng. Một số có lợi cho sức khỏe răng miệng nhưng một số khác lại có hại. Các vi khuẩn có hại như Streptococcus mutans và Streptococcus sorbrinus nếu gặp đường sẽ hình thành mảng bám răng và tạo ra axit trong miệng làm giảm độ pH. Khi độ pH của mảng bám giảm xuống dưới mức bình thường, hoặc thấp hơn 5,5, các axit bắt đầu hòa tan các khoáng chất và phá hủy men răng. Quá trình này gọi là quá trình khử khoáng. Trong quá trình này, các lỗ nhỏ hoặc vết ăn mòn sẽ hình thành. Theo thời gian, chúng sẽ trở nên lớn hơn, cho đến khi một lỗ hoặc hốc lớn trên răng xuất hiện.

Tuy nhiên, nước bọt sẽ thực hiện quá trình tái khoáng liên tục. Các khoáng chất trong nước bọt như canxi và photphat, cùng với florua từ kem đánh răng và nước sẽ thay thế các khoáng chất bị mất giúp men răng phục hồi. Nhưng nếu các cuộc tấn công axit cứ lặp đi lặp lại sẽ làm mất khoáng chất ngày càng nhiều. Lâu dần, men răng bị phá huỷ và yếu đi dẫn đến hình thành sâu răng. Các dấu hiệu của sâu răng bao gồm đau răng, đau khi nhai và nhạy cảm với đồ ăn thức uống chua, ngọt, nóng hoặc lạnh. Đó là cơ chế của việc ăn đường sâu răng.

Tại sao đường có hại cho răng?

Các biện pháp ngăn ngừa ăn đường hại răng

Các yếu tố có thể hạn chế tác hại của việc ăn đường hại răng bao gồm nước bọt, thói quen ăn uống, tiếp xúc với florua, vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống tổng thể. Vì đường có hại cho răng nên điều quan trọng nhất vẫn là hạn chế lượng đường tiêu thụ.

Hạn chế thực phẩm có đường và đồ uống ngọt. Ăn trong cùng bữa ăn thay vì xen kẽ và cũng đừng nhấm nháp từ từ trong một thời gian dài. Sử dụng ống hút khi uống đồ uống có đường, vì như vậy sẽ giúp răng ít tiếp xúc với đường.

Tại sao đường có hại cho răng?

Ăn trái cây hoặc rau sống vào bữa ăn để tăng lưu lượng nước bọt trong miệng.

Súc miệng bằng nước, nhất là nước có chứa florua để làm loãng đường bám trên bề mặt răng.

Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày rất quan trọng để ngăn ngừa sâu răng. Nên chải sau mỗi bữa ăn bất cứ khi nào có thể và sau đó chải lại trước khi đi ngủ. Tăng cường vệ sinh răng miệng bằng cách sử dụng kem đánh răng có chứa florua, giúp bảo vệ và bổ sung khoáng chất cho răng.

Nhai kẹo cao su không đường có thể giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám bằng cách kích thích sản xuất nước bọt và tái khoáng.

Cuối cùng, không có gì đảm bảo giữ cho răng và nướu khỏe mạnh bằng việc đến gặp nha sĩ sáu tháng một lần.

@nhakhoahungcuongbacgiang Nghiện đường là như nào? #niengrang #nhakhoa #nhakhoahungcuong #niengrangmaccai #niengrangtrongsuot #trends #xuhuong #noibat #viral ♬ nhạc nền – Nha Khoa Hùng Cường Bắc Giang

Tóm lại, bất cứ khi nào ăn hoặc uống thức ăn có đường, vi khuẩn trong miệng sẽ hoạt động để phân hủy đường thành axit. Axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng theo thời gian. Để chống lại tình trạng ăn đường hại răng, hãy hạn chế tối đa lượng thức ăn và đồ uống có hàm lượng đường cao, đặc biệt là giữa các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bên cạnh việc theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể, hãy cố gắng ăn uống lành mạnh, cân bằng, chăm sóc răng miệng và thăm khám nha sĩ thường xuyên để ngăn ngừa sâu răng.

Khi đã hiểu rõ vấn đề đường không tốt cho răng và mối nguy hiểm khi ăn đường hại răng, bạn nên cân nhắc để duy trì chế độ ăn và lành mạnh để bảo vệ sức khỏe răng miệng được nhất có thể.

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Niềng răng

blank

Bài trướcVì sao bạn bị thừa răng?

Bài kế tiếpRăng thưa nên niềng hay bọc sứ?

blank
blank
Call Now Button