Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Điều trị nha khoa

Tại sao răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Tiến Đạt – Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt – Khoa khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Trẻ em sẽ bắt đầu rụng răng sữa vào khoảng 5 đến 7 tuổi và quá trình đó sẽ tiếp tục trong vài năm tiếp theo. Thông thường, giai đoạn này có đến 2 quá trình đan xen với nhau là rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Vậy phải làm thế nào nếu răng sữa không rụng răng vĩnh viễn đã mọc? Ở Việt Nam, sự xuất hiện này thường được gọi là răng mọc lẫy.

1. Tìm hiểu về răng sữa và răng vĩnh viễn

Răng sữa mang lại sự khởi đầu lành mạnh cho những chiếc răng vĩnh viễn mới mọc lên. Nói một cách khác, răng vĩnh viễn sẽ mọc vào chỗ trống mà răng sữa đã rụng.

Răng sữa thường có màu trắng và mịn hơn răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, những lởm chởm dọc theo sườn trên của chiếc răng vĩnh viễn lại có thể giúp chúng đẩy qua bề mặt nướu 1 cách dễ dàng.

Số răng sữa mà trẻ sẽ có là 20 chiếc, trong khi răng vĩnh viễn sẽ có tổng cộng 32 chiếc, bao gồm cả răng khôn (sẽ xuất hiện trong những năm thiếu niên).

2. Tại sao răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới?

Trẻ em thường có trình tự rụng răng sữa như sau:

2 răng cửa trung tâm ở hàm dưới cùng sẽ rụng trước.

Các răng tiếp theo bị rụng là 2 răng cửa trung tâm của hàm trên.

Các răng cửa bên và răng hàm thứ nhất sẽ rụng tiếp theo.

  • Răng nanh sau đó sẽ rụng và cuối cùng là răng hàm thứ 2.

Nếu răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới thì có lẽ là hàm răng của trẻ đang có bất thường. Có 3 lý do chính khiến răng sữa không thể rụng gồm:

Khi răng vĩnh viễn bắt đầu đẩy vào chân răng sữa, chân răng sữa sẽ bắt đầu bị tiêu biến. Một khi chân răng đã tiêu biến thì phần thân răng sẽ trở nên lỏng lẻo và dễ rụng. Tuy nhiên, nếu răng vĩnh viễn bắt đầu mọc phía sau răng sữa thì nó có thể bỏ sót chân răng sữa và khiến chúng không tiêu biến được.

Lý do thứ hai khiến răng sữa không rụng răng vĩnh viễn đã mọc có thể là do hàm răng của trẻ gặp tình trạng chen chúc với mức độ từ vừa phải đến nghiêm trọng. Chính yếu tố này đã ngăn cản răng vĩnh viễn mọc đúng cách.

Nguyên nhân cuối cùng có thể là do răng vĩnh viễn của trẻ không mọc vào trong vì răng vĩnh viễn chưa phát triển đầy đủ.

Hệ quả là chân răng sữa sẽ vẫn còn nguyên vẹn và không bị tiêu như bình thường. Sự xuất hiện này làm cho hàm răng của trẻ trông giống như “răng cá mập”. Răng cá mập trông có vẻ hơi đáng sợ hoặc kỳ lạ, nhưng chúng thực sự khá phổ biến ở trẻ em, và hiếm khi gây ra các vấn đề về răng miệng đến mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vị trí phổ biến nhất để tìm thấy răng sữa không rụng răng vĩnh viễn đã mọc là ở răng cửa dưới. Tuy nhiên, hiện tượng “răng cá mập” như mô tả vẫn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, kể cả răng cửa trên hoặc thậm chí là răng hàm chính. Nếu răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới liên quan đến răng cửa dưới và răng cửa trên thì điều này rất có thể cũng sẽ xảy ra với chiếc răng khác bên cạnh chiếc răng đó.

3. Cha mẹ nên làm gì khi răng sữa không rụng răng vĩnh viễn đã mọc?

Nếu nhận thấy răng sữa không rụng răng vĩnh viễn đã mọc phía sau răng sữa thì trước tiên hãy xác định xem răng sữa lung lay hay không.

Nếu chiếc răng sữa hơi lung lay thì hãy khuyến khích con bắt đầu dùng lưỡi đẩy nó trong vài ngày tới để xem liệu nó có rụng một cách tự nhiên hay không. Trong trường hợp dự đoán khả năng rụng răng sữa khó xảy ra tự nhiên, cha mẹ nên sớm liên hệ với nha sĩ để được hỗ trợ. Trẻ có thể cần chụp X-quang răng để xác định xem có cần thiết phải nhổ răng sữa hay không.

Nếu cha mẹ không phát hiện và can thiệp gì khi trẻ có răng vĩnh viễn mọc sau răng sữa thì những chiếc răng này sẽ bắt đầu mọc lệch và di chuyển ra khỏi vị trí.

Một số hiếm trường hợp là răng vĩnh viễn của con không mọc được thì răng sữa có thể được sử dụng làm răng vĩnh viễn, miễn là nó có thể vẫn khỏe mạnh.

Tóm lại, răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới là hiện tượng thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi thay răng. Việc đầu tiên cần làm lúc này là kiểm tra độ ổn định của răng sữa. Nếu thấy lỏng lẻo, hãy khuyến khích con tích cực lắc nó. Tuy nhiên, nếu chiếc răng chỉ hơi lung lay hoặc không lung lay chút nào, việc cố gắng tự nhổ có thể gây đau đớn cho trẻ. Điều tốt nhất lúc này là nên đưa bé đến gặp nha sĩ để khám và chụp X-quang. Bác sĩ sẽ chủ động nhổ răng cho con nếu cần thiết. Những chiếc răng sữa được nhổ thay vì tự rụng là lý tưởng cho quyết định lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa. Đây sẽ là nguồn tế bào gốc được thiết kế để sửa chữa tổn thương mô hoặc cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa lành hoặc tái tạo các tế bào không khỏe mạnh. Liệu pháp tế bào gốc là một lĩnh vực y học thú vị và mang lại hy vọng cho nhiều bệnh lý không thể chữa khỏi trước đây như bệnh tiểu đường typ 1, chấn thương tủy sống, Parkinson, Alzheimer… và nhiều bệnh khác nếu trẻ không may bị mắc phải trong tương lai.

Nguồn: Vinmec

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Zalo: Zalo.me/3785224321416751225

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Niềng răng

Bài trướcTìm hiểu về Veneers sứ làm đẹp răng

Bài kế tiếpNha khoa Hùng Cường: Mang nhân tài về phụng sự quê hương

blank
Call Now Button