Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Điều trị nha khoa

Uống thuốc đau răng nhiều có sao không?

Đau răng là cảm giác vô cùng khó chịu, thậm chí là ám ảnh đối với nhiều người bệnh. Hầu hết mọi người khi bị răng thường cố gắng tìm và sử dụng các loại thuốc giảm đau nhanh chóng. Vậy uống thuốc đau răng nhiều có sao không?

Các nguyên nhân gây đau răng thường gặp

Đau răng là triệu chứng phổ biến của răng miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó biết được căn nguyên gây đau răng sẽ giúp bác sĩ đưa ra chỉ định thuốc hiệu quả hơn. Các nguyên nhân gây đau răng thường gặp gồm:

Sâu răng: do quá trình vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ, các vụn thức ăn vẫn còn sót lại, lâu dần tạo ra axit ăn mòn men răng. Lúc này răng bệnh nhân nhạy cảm hơn, ê buốt khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh đột ngột

Viêm tủy răng: tuỷ răng chứa rất nhiều dây thần kinh nên rất nhạy cảm, khi răng bị sâu, lâu ngày không điều trị dứt điểm có thể dẫn tới viêm tủy răng gây đau nhức

Áp-xe răng: Đây là biến chứng của việc có ổ nhiễm trùng răng miệng, khi mảng bám còn sót lại, vi khuẩn từ đó gây ra những ổ mủ chân răng hoặc răng bị chấn thương, sứt mẻ thì tình trạng áp xe răng cũng dễ xảy ra. Men răng bị vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi vào sâu trong gây nhiễm trùng răng, khi lượng mủ đủ nhiều tạo áp lực ép chặt các dây thần kinh, làm bệnh nhân thấy đau dữ dội

Chấn thương, nứt răng: bệnh nhân thường đau khi cắn hoặc ăn nhai, gặp đồ nóng, lạnh, chua cay sẽ càng tăng độ nhạy cảm của răng

Răng khôn: các răng khôn khi không đủ khoảng trống trên cung hàm thường đâm lệch vào nướu, gây ra các biến chứng sưng đau

Ngoài ra, nguyên nhân gây đau răng còn do các bệnh về nướu, bao gồm viêm nướu, viêm nha chu do nhiễm khuẩn của phần nướu bao quanh chân răng, gây ra những cơn đau không dễ chịu.

Các loại thuốc trị đau răng thường dùng

Một số loại thuốc điều trị đau răng thường dùng gồm:

Thuốc NSAIDs giảm đau răng nhanh nhất

Nhóm thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng, thuốc có thể làm giảm cơn đau, kháng viêm, hạ sốt nhanh mà không chứa steroid.

Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm aspirin, meloxicam, diclofenac, ibuprofen,…

Các thuốc nhóm này có nhiều tác dụng phụ trên tim mạch và tiêu hoá, do đó, bệnh nhân khi bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc có bệnh máu khó đông, viêm loét dạ dày, phụ nữ có thai và cho con bú tuyệt đối không dùng.

Thuốc Paracetamol/ Acetaminophen

Là thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến, sau khi uống hiệu quả giảm đau sẽ bắt đầu có tác dụng sau 15-30 phút và kéo dài từ 4-6 tiếng

Trong thời gian sử dụng thuốc tránh uống rượu vì làm tăng nguy cơ tổn thương gan

Không dùng paracetamol nếu bị dị ứng acetaminophen hoặc paracetamol

Thuốc tê tại chỗ

Ngoài cách uống thuốc thì dùng thuốc tê tại chỗ cũng cho hiệu quả tích cực. Đại diện của nhóm thuốc này gồm lidocaine, benzocaine, tetracaine, prilocaine,…

Người bệnh nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ

Nếu thấy các triệu chứng phụ như nôn mửa, khó chịu cần dừng lại ngay

Ngoài cách dùng thuốc trị đau răng, người bệnh còn có thể sử dụng một số phương pháp giảm đau răng không dùng thuốc như sau:

Chườm đá lạnh: Đây là cách giảm đau răng được sử dụng nhiều tại nhà, đá lạnh giúp khả năng vận chuyển máu, oxy chậm lại, làm tê dây thần kinh nên hạn chế cảm giác đau nhức

Súc miệng nước muối ấm: muối có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, giảm đau hiệu quả

Uống thuốc đau răng nhiều có sao không?

Mặc dù các loại thuốc giảm đau đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng quá nhiều cũng đem lại tác hại cho cơ thể:

Nhóm thuốc NSAIDs hay Aspirin khi sử dụng quá liều có thể tổn hại màng nhầy ở tiêu hoá, dạ dày từ đó làm tăng nguy cơ xuất huyết và viêm loét dạ dày

Lạm dụng thuốc giảm đau răng cấp tốc lâu dài có thể gây phụ thuộc hoặc nghiện thuốc

Dùng quá liều paracetamol có thể gây tổn hại gan, thận, người bệnh đối mặt nguy cơ suy thận

Các phương pháp ngừa đau răng

Đau răng thường bắt nguồn từ viêm nhiễm tại miệng hoặc vệ sinh răng miệng kém gây sâu răng. Vì vậy để giảm thiểu các vấn đề về răng miệng cần lưu ý:

Đánh răng thường xuyên đúng cách: Bạn nên đánh răng từ 2-3 lần/ngày sau bữa ăn, chọn loại bàn chải đánh răng mềm, kem đánh răng chứa Flour.

Hạn chế thực phẩm có hại: các thức ăn cay nóng, quá nhạt, đồ ngọt, tinh bột, nhiều axit đều tác động xấu đến sức khỏe răng miệng

Khám nha khoa định kỳ: Bạn nên khám sức khỏe răng miệng định kỳ 2 lần/năm

Sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch đồ ăn thừa bám trên răng

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Zalo: Zalo.me/3785224321416751225

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Bài trướcRăng thừa có cần nhổ bỏ?

blank
Call Now Button