Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Điều trị nha khoa

Vì sao ăn tỏi bị hôi miệng?

Tỏi không những là gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn thơm ngon, mà còn giúp ích phòng chống nhiều bệnh và nâng cao sức khỏe. Tuy vậy, ăn tỏi hôi miệng lại khiến cho nhiều người ngại ngùng và cảm thấy bất tiện.

1. Tác dụng của tỏi

Tỏi là gia vị cho món ăn thơm ngon hơn, lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thành phần có công dụng chính trong tỏi là Allicin – một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi, được gọi chung là Thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Thế nhưng, nó cũng bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ, đó là lý do tại sao khi làm chín tỏi tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.

Do vậy, để đảm bảo tỏi vẫn giữ được tác dụng chữa bệnh khi dùng tỏi để nấu ăn, nên lưu ý như sau: nghiền nát tỏi, đợi ít nhất 10 phút sau mới cho vào nấu ăn. Có nhiều người có thói quen ăn 2 – 3 nhánh tỏi nhỏ mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu cũng như kinh nghiệm dân gian đã chỉ ra, ăn tỏi sống mỗi ngày có thể giúp:

Kích thích tiêu hóa.

Điều trị cảm cúm: Allicin có trong tỏi là một thành phần giúp đặc trị bệnh cảm cúm khá hiệu quả, giúp long đờm, dễ thở, bớt ho và không bị nghẹt mũi.

Lọc độc tố trong máu.

Hạ huyết áp, hạ đường huyết.

Ngăn ngừa bệnh tim: Tỏi cũng có đặc tính chống đông, do đó làm giảm nguy cơ đau tim, xuất huyết não và các triệu chứng khác với hiệu quả rất tốt.

Ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Giúp xương chắc khỏe, chống lão hóa.

Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng bệnh ung thư: Một số nghiên cứu chỉ ra các hợp chất Allicin trong tỏi giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể.

2. Tại sao ăn tỏi bị hôi miệng?

Hôi miệng

Tỏi là loài thực vật thuộc họ Lilly. Chúng sản sinh các chất sulfuric tạo ra mùi và vị riêng biệt rất giống với các hợp chất do các vi khuẩn kỵ khí gây hôi miệng sinh ra. Có hai cơ chế khiến tỏi gây nên mùi hôi cho hơi thở:

Thứ nhất là khi ăn, các hợp chất chứa lưu huỳnh sẽ vào trong miệng và ngay lập tức làm cho hơi thở có mùi tỏi. Những hợp chất này sẽ ở lại trong miệng cho đến khi chúng ta chải, xỉa, cạo hoặc súc ra ngoài.

Thứ hai, tỏi ảnh hưởng đến hơi thở thông qua phổi. Hợp chất làm hơi thở có mùi tỏi thoát ra từ phổi là Allyl methyl sulfide (AMS). AMS là một chất khí được hấp thụ vào máu trong quá trình chuyển hóa của tỏi và đến phổi qua đường máu.

Đôi khi, AMS còn được tiết qua tuyến mồ hôi ở các lỗ chân lông da. do vậy không chỉ hơi thở mà cả người cũng rất nặng mùi sau khi ăn tỏi. Do đó, rất khó loại bỏ hoàn toàn hơi thở hôi mùi tỏi. Hiệu ứng này chỉ chấm dứt khi nào cơ thể đã thải ra toàn bộ hợp chất Sulfuric bốc mùi. Quá trình này có thể tốn nhiều giờ, thậm chí là cả ngày.

Hợp chất Sulfuric khi đã ngấm vào trong máu thì không có phương pháp hữu hiệu nào giúp loại bỏ ngay mùi hôi khó chịu này. Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất là che giấu nó bằng một mùi khác mạnh hơn.

3. Một số cách để hạn chế mùi hành tỏi

Ăn kẹo cao su

Dùng đồ ăn để át mùi hành tỏi

Kẹo cao su: Dùng sau bữa ăn giúp thúc đẩy quá trình sản xuất nước bọt trong miệng, chống lại chứng hôi miệng. Kẹo cao su chứa các loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu bạc hà và quế được chứng minh là có hiệu quả giải quyết các vi khuẩn gây mùi hôi miệng.

Hạt cà phê: Có thể làm dịu mùi tỏi. Có thể uống một chút cà phê sẽ khử ngay mùi khó chịu này. Chà hạt cà phê trên tay và sau đó rửa đi cũng có thể giúp loại bỏ các mùi hành tỏi trên da khi làm bếp. Đặc tính oxy hóa làm vỏ chuyển màu nâu khi cắn của một số loại trái cây có thể giúp chống lại hơi thở mùi hành tỏi.

Các loại trái cây đặc biệt hiệu quả mà nên ăn để khử mùi tỏi như: Táo, lê, mận, đào, mơ, nho, anh đào.

Một số loại rau rất hiệu quả trong việc kháng lại các hợp chất được tìm thấy trong hành bao gồm: Rau bina, rau diếp và khoai tây. Nên ăn những loại rau này khi bữa ăn có nhiều hành tỏi.

Húng quế và rau mùi tây là hai trong số các thảo dược có thể trị được hơi thở mùi hành tỏi. Do đó, có thể bổ sung những loại thảo dược này vào bữa ăn.

Dùng đồ uống để át chế mùi hành tỏi

Trà xanh: Có chứa polyphenol giúp trung hòa các hợp chất lưu huỳnh phóng thích từ trong hành tỏi. Chất chống oxy hóa trong trà xanh cũng rất hiệu quả trong việc chống hôi miệng.

Sữa: Được chứng minh là đem lại hiệu quả trong việc chống lại hơi thở mùi hành tỏi. Đặc biệt, sữa nguyên chất có tác dụng làm giảm nồng độ của các hợp chất có mùi hôi trong miệng.

Đồ uống có tính axit với độ pH dưới 3.6 như: Nước ép chanh, chanh dây, bưởi, việt quất cũng như nhiều loại nước ngọt giúp chống lại các enzyme alliinase tạo mùi được tìm thấy trong hành tây và tỏi.

Áp dụng biện pháp vệ sinh

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày trong thời gian từ 2 phút trở lên cho mỗi lần. Hãy mang theo bàn chải và kem đánh răng bên mình nếu bạn thường xuyên ăn tỏi hoặc hành tây. Tuy vậy, đánh răng chỉ làm sạch bề mặt chứ không thể làm sạch cả vùng kẽ răng. Do vậy, tốt nhất là nên dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.

Nước súc miệng kháng khuẩn có chứa chlorhexidine, hydrogen peroxide hoặc cetylpyridinium chloride giúp ngăn ngừa hôi miệng.

Nguồn: Vinmec

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Zalo: Zalo.me/3785224321416751225

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Niềng răng

blank

Bài trướcTại sao hay "mọc ngu" mà chúng vẫn được gọi là "răng khôn"?

Bài kế tiếpTrẻ hay chảy nước dãi có đáng ngại?

blank
blank
Call Now Button