Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Điều trị nha khoa

Vì sao bạn bị thừa răng?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam – Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Thừa răng là tình trạng răng miệng của bạn có số răng nhiều hơn số lượng răng tiêu chuẩn (đối với răng sữa là 20 chiếc, răng vĩnh viễn là 32 chiếc). Tình trạng răng thừa có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên hàm răng. Nguyên nhân vì sao có tình trạng thừa răng và nên xử lý răng thừa như thế nào?

1. Răng mọc thừa là gì?

Răng thừa là răng mọc thêm. Ngoài những răng bình thường thì các răng thừa có thể chen lấn mọc vào kẽ, lệch ra ngoài hoặc bên trong hàm. Răng thừa phổ biến nhất là ở răng cửa hàm trên và răng vĩnh viễn. Điển hình có thể kể đến một số trường hợp răng mọc thừa như:

Răng mọc chồi, răng khểnh: Là răng trồi ra bên ngoài răng chính, mọc chen chúc, răng mọc thừa phía trên, có hình dáng dị dạng, không giống răng bình thường. Răng thừa này thường nhỏ hơn răng vĩnh viễn và không có bất kỳ chức năng nào.

Răng mọc lẫy: Xảy ra trong thời gian trẻ em mọc răng vĩnh viễn. Đây là hiện tượng răng cửa mọc hàm dưới mọc lệch so với tiêu chuẩn vị trí trên cung hàm.

Răng khôn: Là 4 răng mọc thừa phía trong ở cả hai hàm hai bên. Răng khôn thực chất không có nhiệm vụ rõ ràng, thường mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen lấn với răng bên cạnh và được xem là răng thừa cần được xử lý.

2. Nguyên nhân khiến răng mọc thừa

Các bác sĩ nha khoa đưa ra các lý do khiến răng mọc thừa là:

Mầm răng phân đôi tạo ra 2 răng thừa mọc phía trên hay răng mọc thừa ở hàm trên chen chúc mọc trên cùng một vị trí.

Do sự hiếu động thái quá của ngà răng.

Do di truyền từ bố mẹ, trẻ em bị ảnh hưởng.

Một số trường hợp sứt môi, loạn xương đòn ở sọ, hội chứng Gardner là nguyên nhân thừa răng.

Tuy nhiên cũng nhiều trường hợp người bình thường cũng có tình trạng mọc thừa răng.

Di truyền có thể là nguyên nhân gây u nang buồng trứng ở tuổi dậy thì
Một số trường hợp thừa răng do di truyền

3. Xử lý răng thừa như thế nào?

Dù răng mọc thừa phía trong hay răng mọc thừa ở hàm trên cũng dễ dàng nhận ra bằng mắt thường hoặc thăm khám, chụp X- quang răng. Một số trường hợp người mọc răng thừa sẽ có biểu hiện đau, sốt, chủ yếu là khi mọc răng khôn. Để xử lý răng thừa, tùy vào từng tình trạng và mức độ ảnh hưởng mà bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cách giải quyết phù hợp nhất.

Một số răng thừa cần nhổ bỏ, một số không cần thiết. Để xác định có cần nhổ bỏ răng thừa hay không, nha sĩ sẽ xác định dựa trên cung hàm cụ thể của người bệnh. Việc răng thừa mọc nhưng không tạo thế 3 răng, không gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, không gây hại cho răng miệng, có thể được giữ lại.

Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, răng thừa cần được nhổ bỏ như:

Răng mọc thừa, lệch lạc quá độ ra khỏi cung hàm, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng miệng.

Răng thừa mọc lệch khiến thức ăn mắc kẽ giữa các răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây ra bệnh lý về răng miệng.

Răng thừa chèn răng chính ngay trên cung hàm, để lâu dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn, thay đổi cấu trúc hàm răng.

Nhổ răng thừa để hỗ trợ niềng răng, tạo ra khoảng trống cho các răng khác có không gian xê dịch vào đúng vị trí và đều hơn.

4. Nhổ răng thừa có đau không, ở đâu?

Thực tế, khi nhổ răng thừa, bạn sẽ được tiêm thuốc gây tê. Quá trình nhổ sẽ không bị đau, nhưng sau khi hết thuốc tê tầm 30 phút sẽ có cảm giác đau trở lại. Tình trạng đau âm ỉ kéo dài từ 1-2 ngày, tùy vào tình trạng răng miệng của bạn. Hiện tại, với các kỹ thuật nhổ răng hiện đại với sự hỗ trợ của các thiết bị nha khoa giúp quá trình nhổ diễn ra nhanh và hạn chế đau cho người bệnh. Bởi vậy bạn không cần quá lo lắng khi nhổ răng thừa.

Nguồn: Vinmec

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Zalo: Zalo.me/3785224321416751225

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Niềng răng

Bài trướcSau nhổ răng bao lâu thì lành?

Bài kế tiếpNiềng răng có mấy giai đoạn?

blank
blank
Call Now Button