Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Điều trị nha khoa

Bé đánh răng nhiều có tốt không?

Bé biết đánh răng và vệ sinh răng miệng thường xuyên rất tốt. Nhưng nếu trẻ thích đánh răng nhiều có tốt không, và trẻ 1 ngày nên đánh răng bao nhiêu lần thì tốt? Ba mẹ hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Bé đánh răng nhiều có tốt không?

Bé đánh răng nhiều lần trong ngày có tốt không?

Thói quen đánh răng để vệ sinh răng miệng thường sẽ được khuyến cáo nên thực hiện khi từ giai đoạn nhỏ tuổi, tức là từ giai đoạn răng sữa. Việc này sẽ nhằm làm sạch những mảng bám ở trên răng nướu, và ngăn ngừa các vi khuẩn phát triển mạnh ở trong khoang miệng, và tránh gây ra những bệnh lý răng miệng cho bé. Tuy nhiên, việc mà đánh răng nhiều lần trong ngày cho bé lại không phải điều tốt mà ngược lại nó sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến tình trạng men răng và nướu lợi của bé.

Khi bé đánh răng quá nhiều lần trong ngày có thể gặp phải một số tình trạng răng miệng sau:

Bị viêm lợi: Khi dùng bàn chải đánh răng tác động quá mạnh hoặc quá nhiều lần có thể sẽ gây tổn thương ở nướu lợi, gây chảy máu chân răng. Lúc này, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công vào nướu bé làm sưng tấy, gây ra viêm nhiễm vùng lợi.

Tình trạng mòn men răng: Đánh răng quá nhiều lần trong ngày với kem đánh răng có chứa flour sẽ khiến men răng của bé bị bào mòn dần, và răng sẽ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài làm xỉn màu răng, và hay gặp bệnh lý sâu răng

Gây đau nhức và ê buốt răng: Khi răng bé đã bị tổn thương hoặc bị mòn men răng sẽ khiến răng bé trở nên nhạy cảm hơn, khi ăn đồ nóng lạnh, răng bé sẽ có hiện tượng ê buốt thường xuyên.

Theo những chuyên gia nha khoa, thường thì vi khuẩn sẽ phải mất đến 12 tiếng mới có thể phát triển gây hại răng, việc chải răng cho bé không nên quá 3 lần trong một ngày. Bởi chải răng thường xuyên có thể làm hỏng men răng và gây ra tình trạng kích ứng nướu. Nếu như bé đánh răng không đúng cách sẽ dễ làm lộ chân răng, gây nên những vấn đề khác nguy hại cho răng.

Nên kết hợp cho bé đánh răng với những loại nước súc miệng dành cho trẻ em. Hãy chắc chắn rằng loại bàn chải đánh răng cho bé đang sử dụng mềm mại và loại kem đánh răng có chứa hàm lượng flour phù hợp để không làm hỏng men răng của bé.

Đánh răng không đúng cách có thể để lại rất nhiều nguy hiểm cũng như hệ quả nghiêm trọng cho răng bé trong thời gian dài. Do vậy, bạn đã biết được câu trả lời đánh răng nhiều cho bé có tốt không? Bạn cần tránh đánh răng cho bé quá nhiều lần để tránh làm răng bé bị xước, mòn men răng.

Nếu như trường hợp bé dùng quá nhiều bữa trong ngày, hãy nhớ cho bé uống nước lại sau khi ăn để giúp rửa sạch những mảng bám có thể sót lại ở bên trong răng, giúp loại bỏ tái bám mùi hôi.

Hướng dẫn cách đánh răng cho bé

Trẻ em thường khó chủ động trong việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày và các bé cũng chưa thể hiểu được tầm quan trọng của việc đánh răng để bảo vệ răng miệng. Vậy nên, bố mẹ sẽ là những người nhắc nhở và hướng dẫn bé, giúp cho bé chải răng đúng cách, từ đó bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho bé. Những bước chải răng đúng cách cho bé:

Bước 1: Cho bé súc miệng cùng với nước lọc trong khoảng 10 giây để có thể làm giảm bớt lượng mảng bám còn đọng lại ở trên răng nướu.

Bước 2: Bàn chải được rửa sạch rồi cho bé lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ vào bàn chải khoảng chừng bằng hạt đỗ

Bước 3: Cho bé đặt bàn chải nằm ngang, nghiêng khoảng 45 độ so với viền của nướu, đầu lông bàn chải tiếp xúc trực tiếp với cả răng và nướu. Đánh răng đúng cách cho bé cùng với kỹ thuật chải răng từ hàm trên xuống, từ hàm dưới lên, hoặc là xoay tròn bàn chải đánh răng. Bố mẹ hướng dẫn bé thực hiện như vậy ở mặt ngoài của răng trước, sau đó sẽ đến mặt trong.

Bước 4: Chải mặt ăn nhai của răng bé bằng cách lấy đặt bàn chải đặt song song với mặt nhai của răng, tiếp đó chải nhẹ nhàng từ bên trong ra ngoài.

Bước 5: Đừng nên quên chải cả lưỡi cho bé vì đây là vị trí có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Có thể thực hiện chải lưỡi cho bé bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.

Bước 6: Cho bé súc miệng lại với nước nhiều lần để có thể đảm bảo hết hoàn toàn kem đánh răng bên trong miệng. Sau đó rửa sạch bàn chải, vẩy khô rồi đem cắm phần lông bàn chải hướng lên trên, phần tay cầm ở dưới. Ở bước này, bố mẹ cần chú ý nên nhắc nhở bé nhổ bọt kem đánh răng ra ngoài vì trẻ nhỏ sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa việc nuốt kem và nhổ kem đánh răng ra ngoài.

Nên đánh răng 1 ngày mấy lần cho bé là tốt nhất?

Để có thể ngăn ngừa tình trạng mắc những bệnh lý về răng miệng do chính thói quen chải răng hàng ngày của bé, bác sĩ nha khoa khuyên bé nên chải răng một ngày 2 cho tới 3 lần đều đặn và đúng cách. Không nên quá lạm dụng việc chải răng cho bé và cũng không nên thực hiện quá qua loa vì nó sẽ gây ra các hệ quả xấu cho sức khỏe răng miệng của bé.

Tuy nhiên thì một vài chuyên gia cho rằng chỉ cần cho bé chải răng thật sạch 1 lần trước khi đi ngủ cũng có những lợi ích tương tự như chải răng 2 đến 3 hoặc 4 lần. Tuy nhiên, về vấn đề thẩm mỹ cho bé thì tốt nhất nên chải răng cho bé vào buổi sáng ngủ dậy, để có thể tránh mùi hôi do các vi khuẩn lên men ở trong miệng là điều cần thiết. Có thể thấy miệng bé hôi lúc sáng sớm, nếu như đánh răng được thì tốt, còn không hãy cho bé súc miệng là đủ. Ngoài ra, có thể cho bé chải răng sau mỗi bữa ăn để có thể tránh mùi của thức ăn và làm sạch những mảng bám còn sót lại trên răng của bé.

Như vậy, đánh răng cho bé đúng cách, nên chải răng vào mỗi buổi sáng khi ngủ dậy và trước khi cho bé đi ngủ. Việc chải răng bé nên duy trì ít nhất 2 phút để chất flour có thời gian ngấm vào răng và có thể bảo vệ men răng của bé.

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Zalo: Zalo.me/3785224321416751225

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Niềng răng

Bài trướcNhững điều cần quan tâm sau trồng răng implant.

Bài kế tiếpKhớp cắn ngược là gì? Nên làm gì khi bị khớp cắn ngược?

blank
blank
Call Now Button