Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Điều trị nha khoa

Cách thích hợp để xỉa răng

Xỉa răng là một thói quen vệ sinh răng miệng quan trọng, giúp lấy được những mảnh thức ăn mắc kẹt ở những kẽ răng, từ đó giúp ngăn chặn tình trạng mảng bám răng cũng như sự phát triển của vi khuẩn răng miệng. Tuy nhiên, có rất nhiều những trường hợp sử dụng đồ xỉa răng không phù hợp dẫn đến xỉa răng bị chảy máu cũng như chưa có cách xỉa răng đúng nhất.

Hiểu về xỉa răng

Mảng bám răng là lớp màng tích tụ ở bề mặt răng, gây ra tình trạng sâu răng cũng như những bệnh lý liên quan đến nướu răng. Nếu chỉ đánh răng thì không thể làm sạch hoàn toàn được những mảng bám răng này mà cần phải có phương pháp xỉa răng hợp lý để có thể lấy được những mảng bám hay mảnh thức ăn còn sót lại ở những vị trí kẽ răng. Một trong những đồ xỉa răng an toàn và được nhiều nha sĩ khuyên dùng đó là chỉ nha khoa. Tuy nhiên, vẫn cần tìm hiểu những thông tin về cách dùng chỉ nha khoa để không gây hại cho răng và nướu.

Chỉ nha khoa là một đoạn dây mảnh, có thể có hương liệu kèm theo giúp lấy được những mảnh thức ăn nhỏ trong kẽ răng, ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Nếu chỉ chải răng thông thường thì không thể đánh bật được những mảnh thức ăn mắc kẹt ở nướu hay kẽ răng, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, hôi miệng và viêm nướu. Hiện nay có 2 loại chỉ nha khoa chính là chỉ nha khoa làm bằng sợi Nylon và chỉ nha khoa làm bằng PTEE:

Chỉ nha khoa Nylon: Chỉ này lại chia làm 2 loại là loại có sáp và không có sáp, có nhiều hương liệu khác nhau. Chỉ nylon được cấu tạo từ nhiều sợi nylon nên có thể bị rách và vụn ra, nhất là với những kẽ răng mà điểm tiếp xúc giữa 2 răng quanh đó rất chật chội.

Chỉ nha khoa PTEE: Là loại chỉ nha khoa sợi đơn nên trượt dễ dàng giữa những kẽ răng hơn, ngay cả với những kẽ răng chật hẹp và chỉ này không bị vụn ra khi dùng.

Cả 2 loại chỉ này nếu biết cách sử dụng đúng thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ mảng bám và mảnh thức ăn.

Xỉa răng bị chảy máu

Dùng chỉ nha khoa không đúng cách thì sẽ dẫn đến tình trạng xỉa răng bị chảy máu. Vì vậy cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản như sau khi dùng chỉ nha khoa để xỉa răng:

Nên dùng chỉ nha khoa trước rồi sau đó mới đánh răng vì chỉ nha khoa chỉ giúp đánh bật những mảng bám ở giữa kẽ răng thành những mảnh vụn nhỏ hơn, sau đó đánh răng sẽ giúp loại bỏ những mảng vụn này. Do vậy nếu đánh răng trước rồi sau đó mới dùng chỉ nha khoa thì những mảnh thức ăn này vẫn còn trong miệng.

Nên dùng chỉ nha khoa từ 1 lần/ngày trở lên

Dùng chỉ nha khoa trượt nhẹ nhàng và theo chiều lên xuống giữa những kẽ răng để làm vụn những mảnh thức ăn bị mắc kẹt ở đây

Nhẹ nhàng uốn cong sợi chỉ nha khoa quanh gốc răng để chắc chắn rằng chỉ sẽ đi sâu vào phần dưới nướu.

Tuyệt đối không bật và ép chỉ nha khoa vì nó có thể làm tổn thương những mô quanh nướu vốn rất nhạy cảm.

Dùng chỉ nha khoa lần lượt từ kẽ răng này sang những kẽ răng khác.

Khi kết thúc quá trình làm sạch răng thì đưa chỉ nha khoa tới lui và lên xuống để lấy ra khỏi kẽ răng.

Đối với những người đang niềng răng thì dùng chỉ nha khoa sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn, thông thường tốn khoảng 10 – 15 phút để làm sạch răng với chỉ nha khoa. Với trường hợp niềng răng này thì nên chọn loại chỉ nha khoa bằng sáp để hạn chế tình trạng chỉ bị rách hay mắc kẹt trong những mắc cái. Hoặc có thể dùng máy tăm nước để tiết kiệm thời gian hơn so với những loại chỉ nha khoa thông thường.

Kết luận

Xỉa răng với chỉ nha khoa có thể giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám răng cũng như thức ăn ở những vị trí khó làm sạch như kẽ răng, từ đó sẽ làm giảm khả năng sâu răng, viêm nướu. Bên cạnh đó, việc đánh răng thường xuyên cũng là một thói quen cần duy trì để bảo vệ răng miệng.

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Zalo: Zalo.me/3785224321416751225

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Bài trướcRăng thừa có cần nhổ bỏ?

Bài kế tiếpLàm gì với răng khấp khểnh?

blank
blank
Call Now Button