Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Điều trị nha khoa

Người bị mất răng có niềng răng được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam – Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Mỗi cái răng dù ở vị trí nào đều có tác dụng nâng đỡ những răng còn lại, giúp cho các động tác cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn và cấu trúc khuôn mặt cân đối. Nhiều người bị mất răng vẫn luôn lo ngại rằng nếu mất răng có niềng răng được không? Câu trả lời là có, nếu mất răng không được điều trị đúng cách.

Cấu trúc của bộ răng

Một người trưởng thành có số răng chuẩn tổng cộng là 32 cái răng, chia đều cho hai hàm trên và hàm dưới (mỗi hàm là 16 cái). Các răng ở mỗi hàm được chia thành 4 nhóm chính là răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ (tiền hàm) và răng hàm lớn.

Nhóm răng cửa có 8 cái răng (gọi là răng số 1 và 2), gồm 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới, có chức năng là cắn và xé thức ăn ra thành những miếng nhỏ.

Nhóm răng nanh có 4 cái răng (răng số 3), mỗi hàm răng trên và dưới có 2 cái, với vai trò chính là dùng để kẹp và xé thức ăn.

Nhóm răng hàm nhỏ (tiền hàm) có 8 cái răng (răng số 4 và 5), gồm 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới, dùng để xé và nghiền nát thức ăn.

Nhóm răng hàm lớn (răng cối) có 12 cái răng (răng số 6,7 và 8, răng số 8 còn được gọi là răng khôn), gồm 6 răng hàm trên và 6 răng hàm dưới. Các răng hàm có chức năng chính là nhai và nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.

Nguyên nhân gây mất răng

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra mất răng hàm, bao gồm:

Lười chải răng, vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không dùng chỉ nha khoa mỗi ngày về lâu dài sẽ gây ra sâu răng viêm nướu và làm mất răng.

Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cho răng, đặc biệt là canxi, chính là nguyên nhân hàng đầu làm cho răng không còn chắc chắn. Ngoài ra việc ăn nhiều những loại thực phẩm chứa đường, axit và carbohydrates cũng làm tổn hại tới men răng và nướu răng, dẫn đến mất răng.

Thói quen xấu như nghiến răng lâu ngày sẽ gây mòn răng và ảnh hưởng xấu tới cấu trúc răng. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn, dễ gây ra mất răng.

Các chấn thương do tai nạn hoặc chấn thương trong khi chơi thể thao như võ thuật, đá banh, bóng rổ,… rất dễ tác động đến xương hàm và răng, gây vỡ răng hoặc gãy răng nếu không đeo dụng cụ bảo vệ hàm.

Tất cả các hoạt động của răng như cắn, nhai và nghiền thức ăn lâu ngày sẽ bào mòn lớp men răng và các góc cạnh của răng, dẫn đến hiện tượng lão hóa. Sự lão hóa răng càng nặng nề hơn ở người cao tuổi khiến răng không còn chắc khoẻ và gây ra mất răng.

Nồng độ hormone thay đổi xảy ra ở tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai có thể gây mòn men răng và yếu chân răng, khiến cho răng lung lay và dễ rụng.

Không khám răng định kỳ nên không thể phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh lý nha khoa, cũng như không cạo vôi răng là một trong các nguyên nhân dẫn tới mất răng.

Các tình trạng bệnh lý như đái tháo đường, viêm khớp cắn hoặc ung thư khớp cắn… khiến răng yếu hơn và dễ rụng hơn so với người bình thường.

Hậu quả của mất răng

Mỗi cái răng dù ở vị trí nào đều có tác dụng nâng đỡ những răng còn lại, giúp cho các động tác cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn và cấu trúc khuôn mặt cân đối. Nếu bị mất răng, dù là mất răng cửa, răng nanh hay mất răng hàm trên đều sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khi mất răng hàm lâu năm mà không điều trị.

Khiến việc nhai và nghiền nát thức ăn gặp khó khănCấu trúc răng của mỗi người vốn đã ổn định nên nếu thiếu dù chỉ một cái cũng sẽ khiến việc ăn uống gặp rất nhiều bất tiện.

Mất răng khiến cho việc ăn uống trở nên rất khó khăn, lực cắn xe, nhai và nghiền yếu sẽ làm thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi xuống hệ tiêu hóa. Điều này gây ảnh hưởng không tốt tới dạ dày và đường ruột.

Mất răng khiến thức ăn rơi vào khoảng trống, dẫn đến việc phải luôn điều chỉnh thức ăn để vào nơi không bị mất răng.

Mất răng, nhất là khi mất răng hàm lâu năm sẽ tạo khoảng trống lớn trên khuôn hàm, làm cho các răng bên cạnh có nguy cơ xô lệch, đổ nghiêng, thậm chí gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhai.

Ảnh hưởng đến khả năng phát âmMất răng, dù là răng cửa hay răng hàm cũng làm cho khả năng phát âm kém chuẩn xác và không tròn chữ, gây ảnh hưởng tới giao tiếp cũng như công việc hàng ngày.

Ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹMất răng cửa và răng nanh gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và nụ cười. Mất răng hàm dù không gây mất thẩm mỹ như răng cửa nhưng khiến cung hàm bị mất cân đối, hai má bị hóp vào, da mặt bên mất răng bị chảy xệ và vùng da xung quanh miệng cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn khiến gương mặt nhìn già đi rất nhiều so với tuổi thật. Lâu dần nếu mất răng hàm lâu năm không được điều trị có thể làm khuôn mặt bị lệch, gây ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ, dẫn đến cảm giác ngại ngùng và tự ti khi giao tiếp.

Ảnh hưởng đến khả năng phát âmCác khoảng trống tại vị trí răng bị mất là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển, dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm chân răng và cũng gây hại tới các chiếc răng còn lại.

Gây ra các biến chứng nguy hiểm như đau khớp thái dương hàm, tiêu xươngKhi bị mất răng nếu không được phục hình sớm sẽ có thể dẫn tới tình trạng tụt lợi và tiêu xương hàm.

Mất răng khiến các răng xung quanh không còn sự nâng đỡ, từ đó gây ra áp lực lớn lên quai hàm, làm xuất hiện các cơn đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, đau đầu, nhức mỏi vai gáy.

Các răng ở bên cạnh có xu hướng xê dịch vào khoảng trống của răng bị mất, các răng đối diện cũng sẽ thụt xuống hoặc trồi lên quá mức. Về lâu dài nếu không được điều trị sẽ gây ra các vấn đề khớp cắn. Nhẹ thì bị lệch khớp cắn còn nặng thì có thể dẫn tới liệt cả cơ hàm và lệch mặt.

Nếu bị mất răng có niềng được không?

Nhiều người bị mất răng vẫn luôn lo ngại rằng liệu mất răng có niềng răng được không hoặc nếu bị mất răng cửa có niềng được không? Câu trả lời là vẫn có thể niềng được. Ngày nay, với những tiến bộ và công nghệ hiện đại trong lĩnh vực nha khoa thì những lo lắng về việc bị mất răng cửa, mất răng hàm trên hay mất răng hàm lâu năm sẽ không còn nữa. Thậm chí, việc bị mất răng còn có thể tạo cơ hội thuận lợi cho răng dịch chuyển về vị trí đẹp theo đúng như mong muốn, giúp rút ngắn thời gian và đạt hiệu quả niềng răng.

Người bị mất răng có thể áp dụng 1 trong 2 phương pháp sau để niềng răng:

Niềng răng bằng mắc cài, nghĩa là dùng mắc cài để kéo răng lại với nhau. Khi đó, nha sĩ sẽ gắn hệ thống mắc cài trực tiếp lên bề mặt của các răng và có thể sử dụng thêm một số loại khí cụ như thun niềng răng hay minivis nếu cần. Khí cụ định hình hàm sẽ lấp vào vùng trống chỗ răng bị mất, giúp các răng không bị xô lệch về phía khoảng trống trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên, nếu mất răng tạo nên khoảng trống quá lớn, đi kèm với răng bị móm, hô hay lệch lạc thì việc gắn mắc cài là nhằm mục đích duy trì khoảng trống đầy đủ cho quá trình phục hồi răng. Sau khi đã niềng chỉnh ổn định hàm răng thì có thể tiến hành trồng răng giả thay thế cho răng bị mất. Quá trình gắn mắc cài để niềng răng chỉ diễn ra trong một vài giờ đồng hồ và sẽ không gây đau nếu nha sĩ có chuyên môn cao, tay nghề tốt.

Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt). Niềng răng bằng đeo khay niềng trong suốt rất đơn giản vì khay niềng trước đó đã được chế tác giống hệt như hàm răng người bệnh.

Cả phương pháp niềng răng bằng gắn mắc cài hoặc dùng khay niềng đều dựa trên nguyên tắc là tạo ra lực kéo các răng lại gần nhau. Tuy nhiên trong tình huống không thể kéo răng lại gần nhau được thì phải trồng răng implant hoặc làm cầu răng sứ thay thế cho răng bị mất, kết hợp với niềng răng. Các phương pháp phục hình răng sau khi niềng sẽ giúp phục hồi lại cấu trúc và chức năng của răng như ban đầu.

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Zalo: Zalo.me/3785224321416751225

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Bài trướcNên tẩy trắng răng tại nhà hay phòng khám nha khoa?

Bài kế tiếpBiến chứng viêm lợi trùm do răng khôn

blank
blank
Call Now Button