Niềng răng có đau không? Cách giảm đau khi niềng răng
Niềng răng có đau không? Cách giảm đau khi niềng răng
Niềng răng giúp nắn chỉnh răng khấp khểnh, chen chúc trở về đúng vị trí, mang lại gương mặt cân đối và đảm bảo chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, không ít khách hàng băn khoăn niềng răng có đau không vì sợ thời gian dài ảnh hưởng tới giao tiếp và ăn uống hàng ngày.
Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ chuyên dụng gắn cố định hoặc tháo lắp trên răng. Từ đó, tạo lực kéo ổn định, giúp răng dịch chuyển, sắp xếp về đúng vị trí và mang lại cho khách hàng một hàm răng đều, đẹp, đảm bảo chức năng ăn nhai, khớp cắn đúng.
Niềng răng giúp nắn chỉnh răng lệch, khấp khểnh, chen chúc trở về đúng vị trí trên cung hàm mà vẫn bảo tồn mô răng thật 100%, thay đổi đường nét trên khuôn mặt hài hòa, cân đối hơn. Thông thường, sau khoảng 6 – 24 tháng đeo khí cụ niềng răng, hàm răng của bạn sẽ đều đặn và thẳng tắp.
Niềng răng có đau không? Đau bao lâu thì hết?
Niềng răng có đau và đau là cảm giác bắt buộc phải trải qua khi niềng răng dù áp dụng bất kỳ phương pháp nào. Theo bác sĩ, đau là dấu hiệu có thấy các khí cụ niềng răng đang hoạt động rất tốt trong việc điều chỉnh và xê dịch răng về đúng vị trí mong muốn.
Lực siết của khí cụ tác động một lực lớn lên răng, từ đó gây ra cảm giác đau và khó chịu cho người niềng. Tuy nhiên cảm giác đau nhức sẽ không kéo dài quá lâu, chúng chỉ kéo dài từ 1-2 tuần đầu. Sau đó cơ thể sẽ bắt đầu thích nghi và các cơn đau cũng dần giảm bớt.
Các giai đoạn đau nhất khi niềng răng?
Trong quy trình niềng răng thì đâu là giai đoạn đau nhất? Vì sử dụng lực siết để nắn chỉnh răng nên hầu hết giai đoạn đều sẽ gây đau nhức ở các mức độ khác nhau như:
Giai đoạn tách kẽ răng
Tách kẽ răng là giai đoạn đầu khi tạo khoảng trống giữa các răng giúp thuận tiện cho răng di chuyển trong quá trình niềng. Sau khi tách kẽ, người bệnh sẽ cảm nhận rõ cảm giác đau, cộm và khó chịu, tuy nhiên vẫn ở mức độ chịu được.
Giai đoạn nhổ răng trước khi niềng
Đối với các trường hợp răng có độ xô lệch lớn, mọc chồng chéo lên nhau thì nhổ răng là điều bắt buộc nhằm tạo khoảng trống để răng di chuyển. Đây cũng là giai đoạn nhiều người sợ nhất, tuy nhiên nó vẫn ở trong mức chịu đựng được. Đồng thời, trước khi nhổ bác sĩ cũng sẽ tiến hành tiêm thuốc tê.
Giai đoạn đầu đeo khí cụ
Khoang miệng chưa quen với sự hiện diện của các khí cụ niềng răng nên sẽ cọ xát môi, má, có thể gây ra nhiệt miệng tại các niêm mạc xung quanh, bạn sẽ cảm thấy vướng víu và khó chịu. Sau 1 – 2 tuần, khi đã quen với khí cụ thì cảm giác đó sẽ dần mất đi, việc sinh hoạt và ăn uống sẽ diễn ra hoàn toàn bình thường.
Giai đoạn siết răng định kỳ
Siết răng định kỳ từ 3-4 tuần/lần là điều cần thiết giúp duy trì lực siết lên răng, giúp răng nhanh di chuyển về đúng vị trí mong muốn. Sau mỗi lần siết răng cảm giác đau là điều không tránh khỏi, tuy nhiên chúng sẽ nhanh biết mất sau vài ngày.
Nắn chỉnh răng có đau không phụ thuộc vào kỹ thuật được áp dụng và tay nghề của bác sĩ. Tại địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ kiểm tra, theo dõi sát tình trạng răng để điều chỉnh khí cụ tác dụng lên răng một lực vừa đủ để di chuyển răng đúng theo lộ trình mà không gây đau nhiều hay các bất tiện khác. Vì vậy, bạn nên lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín.
Niềng răng Invisalign có đau không?
Có, niềng răng Invisalign hay các loại niềng răng trong suốt khác đều sẽ gây đau nhức và khó chịu trong quá trình niềng. Tuy khác nhau về loại khí cụ sử dụng, nhưng nhìn chung chúng đều có công dụng tạo lực siết mạnh giúp nắn chỉnh và định hình răng theo mong muốn. Vì vậy, dù bạn áp dụng phương pháp nào thì đau là cảm giác chắc chắn phải trải qua khi niềng răng.
Tháo niềng răng có đau không?
Trải qua cả quá trình niềng răng rất kiên trì, chúng tôi khẳng định việc tháo niềng răng không hề đáng sợ và không đau đớn như bạn nghĩ. Hành động này chỉ đơn giản là việc bác sĩ gỡ bỏ những chiếc mắc cài, dây cung ra khỏi răng của bạn mà không hề làm tổn hại gì đến răng hay các bộ phận xung quanh.
Cách giảm đau và ê buốt khi niềng răng
Đau và khó chịu là điều không tránh khỏi khi niềng răng, tuy nhiên chúng vẫn ở trong mức chịu đựng được của con người. Bạn cũng có thể chủ động giảm đau bằng các cách sau:
Chườm túi đá
Khi đặt túi đá vào vị trí bị ê buốt, hơi lạnh sẽ làm dịu ngay các cơn đau khó chịu của bạn sau khi niềng hoặc sau mỗi lần siết răng. Lưu ý chỉ nên chườm túi đá lên phần má gần vị trí đau, không ngậm và đặt trực tiếp lên vùng đau.
Súc miệng bằng nước muối
Một vài trường hợp, do độ thích ứng của khoang miệng với các khí cụ niềng răng không cao có thể dẫn đến các vết loét, nhiệt trên má, lợi trong 1 tuần đầu. Giai đoạn này, súc miệng với nước muối ấm vừa giúp giảm đau vừa sát khuẩn những chỗ bị khí cụ cọ xát.
Có chế độ ăn uống phù hợp
Ăn thức ăn mềm, không dai…cũng là một trong những cách quan trọng để hạn chế đau răng khi niềng. Vì khi ăn các đồ ăn cứng, răng của bạn phải sử dụng lực lớn lúc nhai. Điều này sẽ tác động đến mắc cài và dẫn đến cảm giác đau buốt.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại đồ ăn có tính dính như kẹo cao su, tránh nước uống có gas và phẩm màu để không tổn hại và làm đổi màu răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Nhằm tránh những vấn đề răng miệng phát sinh trong suốt quá trình niềng, việc chăm sóc răng miệng đúng cách rất cần được quan tâm. Bạn nên sử dụng bàn chải có sợi lông mềm mại, vệ sinh cẩn thận các kẽ răng 3 – 4 lần/ngày hoặc dùng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng, khéo léo để loại bỏ các thức ăn bám lại, đặc biệt là trên mắc cài.
Nha khoa Hùng Cường
Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang
Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555
Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn
Facebook: Nha khoa Hùng Cường
Youtube: Nha khoa Hùng Cường
Zalo: Zalo.me/3785224321416751225
Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn