Thời gian làm việc

Từ 8h-18h30 hàng ngày

460 Xương Giang

Ngô Quyền - TP.Bắc Giang

Điều trị nha khoa

Viêm tủy răng: Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị tránh biến chứng nguy hiểm

Viêm tủy răng là gì?

Tủy răng là tổ chức liên kết đặc biệt bao gồm nhiều dây thần kinh, mạch máu nằm trong hốc giữa ngà răng (được gọi là hốc tủy răng). Tủy răng phân bố ở cả thân răng (buồng tủy) và chân răng (ống tủy), được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Ống tủy là những sợ mô mảnh, nhỏ, phân nhánh từ buồng tủy tại thân răng xuống chóp chân răng. Các tổ chức tủy ở mỗi răng sẽ thông với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng.

Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng và các mô xung quanh bị viêm nhiễm

Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng và các mô xung quanh bị viêm nhiễm. Đây là bệnh lý rất phổ biến hiện nay và bệnh nhân thường không phát hiện khi bệnh ở giai đoạn nhẹ bởi chúng không gây ra dấu hiệu đặc trưng nào. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng có thể gây nhiều đau đớn và hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Phân loại viêm tủy răng

Viêm tủy răng thường được phân loại theo mức độ bệnh: Viêm tủy răng có thể phục hồi, viêm tủy răng cấp tính, viêm tủy răng hoại tử.

Viêm tủy răng có thể phục hồi

Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc của nhiều người: “viêm tủy răng có tự khỏi không?”. Viêm tủy răng có thể phục hồi là giai đoạn đầu của viêm tủy răng. Ở giai đoạn này, bệnh thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, diễn ra rất ngắn khiến bệnh nhân lầm tưởng với những bệnh răng miệng khác. Dấu hiệu phổ biến ở giai đoạn này là những cơn đau, e buốt nhẹ, kéo dài trong vài giây khi ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh. Nếu phát hiện và được xử lý ở giai đoạn này, tủy răng có thể được phục hồi hoàn toàn.

Viêm tủy răng không phục hồi

Đây là một trong những lý do phổ biến nhất khiến nhiều người cần điều trị nha khoa khẩn cấp. Viêm tủy răng không phục hồi là tình trạng vi khuẩn lây lan tới dây thần kinh. Viêm tủy răng không phục hồi có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng phần cuối răng.

Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể nhận biết triệu chứng rõ ràng là những cơn đau đớn dữ dội tự phát, kéo dài với tần suất ngày càng tăng. Những cơn đau có thể âm ỉ tại vùng khu trú hoặc lan ra các vùng lân cận. Thậm chí những cơn đau còn lan sang các răng và nướu bên cạnh và gây ra những cơn đau nửa đầu.

Khi bệnh viêm tủy phát triển ở giai đoạn này sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều nguy hiểm và gây ra những rắc rối trong cuộc sống thường ngày.

Viêm tủy hoại tử

Đây là giai đoạn tủy bị viêm nặng nhất. Lúc này bệnh nhân sẽ không cảm nhận được những cơn đau như trong giai đoạn Viêm tủy răng không phục hồi do tủy đã chết. Tủy đã hoại tử sẽ theo lỗ ở chóp răng chảy ra ngoài gây khó chịu cùng mùi hôi miệng. Đặc biệt, những dịch này có thể chứa các loại vi khuẩn làm lây lan tới các mô mềm quanh răng gây tổn thương cho chân răng, thâm chí làm tiêu biến xương ổ răng dẫn tới mất răng.

Viêm tủy hoại tử là giai đoạn tủy bị viêm nặng nhất và không thể phục hồi

Nguyên nhân viêm tủy răng

Viêm tủy răng thường xuất phát bởi những nguyên nhân sau:

Sâu răng nhưng không được điều trị khiến vi khuẩn trong khoang miệng xâm nhập tủy răng qua các lỗ lâu răng

Răng bị vỡ, mẻ làm đứt mạch máu nuôi tủy

Răng bị bào mòn nghiêm trọng

Viêm quanh răng

Do các loại hóa chất: nhiễm độc chì, thủy ngân

Do sang chấn hoặc thay đổi áp suất môi trường

Triệu chứng thường gặp của viêm tủy răng

Các triệu chứng của viêm tủy răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh

Viêm tủy răng có thể phục hồi: răng trở nên nhạy cảm, đau buốt khi ăn, uống đồ lạnh

Viêm tủy răng không phục hồi: những cơn đau dữ dội, kéo dài đặc biệt về đêm và sáng sớm, sốt cao, hôi miệng, sưng mặt tại vùng răng có tủy bị viêm, sưng hạch bạch huyết

Những cơn đau răng dữ dội là dấu hiệu viêm tủy răng

Viêm tủy hoại tử: hôi miệng, khó chịu, viêm tuỷ răng có mủ gây áp-xe và gây lỗ rò ở nướu

Phương pháp chẩn đoán viêm tủy răng

Có rất nhiều phương pháp giúp chẩn đoán viêm tủy răng, nha sĩ có thể thực hiện:

Chụp X-quang răng

Kiểm tra độ nhạy cảm của răng với các kích thích nóng, lạnh

Kiểm tra vòi răng: sử dụng dụng cụ gõ nhẹ lên răng để kiểm tra mức độ viêm

Kiểm tra tủy răng bằng điện: Sử dụng một dụng cụ cung cấp điện và đặt lên răng. Nếu bệnh nhân có thể cảm nhận điện tích có nghĩa là tủy răng vẫn có phản ứng và có thể phục hồi.

Điều trị viêm tủy răng

Dựa trên mỗi mức độ viêm tủy mà các nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn những phương pháp xử lý phù hợp nhất. Với những trường hợp viêm tủy mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng mà không cần các biện pháp can thiệp khác. Tuy nhiên, ở những giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân cần được điều trị trực tiếp.

Các bước điều trị viêm tủy răng

Các bước điều trị viêm tủy răng

Viêm tủy răng có thể phục hồi

Gây tê tại chỗ

Làm sạch khuẩn tại vị trí lỗ sâu dẫn đến viêm tủy

Loại bỏ phần tủy bị viêm

Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý

Khôi phục vị trí răng bị tổn thương bằng phương pháp trám hoặc phục hình răng sứ

Hiệu quả: Tủy sẽ tự phục hồi và chúng ta vẫn giữ lại được tủy răng, viêm tủy được chữa trị hiệu quả, không tái phát.

Viêm tủy không thể phục hồi

Gây tê tại chỗ

Làm sạch khuẩn tại vùng bị viêm và lấy sạch tủy không ống tủy răng

Đóng ống tủy của răng bị viêm nhằm cách ly ống tủy bị viêm với ống tủy bình thường

Khôi phục mô răng bị tổn thương với phương pháp trám hoặc phục hình răng sứ.

Hiệu quả: Viêm tủy được điều trị triệt để, không thể tái phát, răng được hồi phục.

Viêm tủy răng có nguy hiểm không?

Tủy răng bị viêm không được điều trị sẽ dẫn đến xung huyết. Tủy răng được bảo bọc bởi lớp thân răng cứng nên không thể sưng phồng khiến áp suất trong buồng tủy tăng lên dẫn tới chết tủy. Tủy răng chết có thể gây ra viêm chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng và dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch.

Chính vì vậy khi gặp các triệu chứng như: lỗ sâu răng lớn, răng đau nhức tăng dần khi về đêm, răng bị đổi màu… cần thăm khám và điều trị ngay.

Các biến chứng thường gặp của bệnh viêm tủy răng

Viêm tủy khiến cho bệnh nhân gặp rất nhiều phiền phức trong đời sống hằng ngày và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:

Những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài hàng giờ đồng hồ, đặc biệt là về ban đêm. Cộng với việc răng gặp kích ứng khi ăn phải một số thực phẩm nóng, lạnh. Những điều này có thể khiến bệnh nhân ăn không ngon, mất ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể, gây suy nhược, tinh thần mệt mỏi, tâm trạng khó chịu, cáu gắt…

Ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ: Viêm tủy răng có thể khiến răng gặp nhiều tổn thương, biến đổi màu sắc thậm chí mất răng.

Răng chết tủy không được điều trị dẫn tới viêm quanh chóp chân răng, áp xe khu vực xung quanh và dẫn tới biến chứng mất răng, viêm xương, viêm hạch.

Phòng ngừa viêm tủy răng

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh về răng miệng cũng như bệnh viêm tủy răng đó là vệ sinh răng miệng tôt giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Bên cạnh đó, mỗi người cần duy trì những thói quen sau để giúp răng và nướu khỏe mạnh:

Thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần

Gặp nha sĩ ngay khi răng có dấu hiệu bất thường: đau nhức, ê buốt

Đánh răng 2 lần mỗi ngày, chải răng đúng cách

Hạn chế dùng tăm, thay vào đó là sử dụng chỉ nha khoa

Hạn chế đồ ăn nhiều đường

Những người có tật nghiến răng có thể cân nhắc đeo miếng bảo vệ răng khi ngủ.

Khi nào cần đến gặp nha sĩ?

Các Chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần và nên khám ngay khi có các biểu hiện bất thường:

Khi răng ở giai đoạn viêm tủy có thể phục hồi, bệnh nhân sẽ cảm nhận được những cơn ê buốt thoáng qua khi ăn đồ nóng, lạnh. Nếu thăm khám sớm ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể được điều trị bằng kháng sinh mà chưa cần chữa tủy.

Đến gặp nha sĩ ngay khi có những cơn ê buốt răng khi ăn đồ lạnh

Đến gặp nha sĩ ngay khi có những cơn ê buốt răng khi ăn đồ lạnh

Khi vi khuẩn xâm nhập qua lỗ sâu răng hoặc chỗ răng bị tổn thương gây viêm tủy, tủy răng sẽ làm gia tăng hoạt động của các tế bào và làm tăng lượng máu lưu thông đến răng gây áp lực trong tủy. Lúc này bệnh nhân sẽ thấy đau nhiều, đau khi nhai, có những cơn đau buốt tận óc, sử dụng thuốc giảm đau nhưng không đỡ. Lúc này bệnh nhân cần tới gặp nha sĩ và điều trị tủy, nha sĩ sẽ tiến hành xử lý phần tủy bị viêm.

Nếu không tới nha sĩ để điều trị sớm, viêm tủy sẽ tiến tới giai đoạn không thể hồi phục. Tủy bị viêm sẽ lan rộng tiến triển thành những ổ viêm ở chân răng, lúc này răng sẽ kém đi, chân răng sẽ yếu hơn dù đã được điều trị.

Nhiều bệnh nhân khi có các triệu chứng đau nhức, e buốt thường tự tìm hiểu những phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên viêm tủy không thể tự lành mà cần có sự can thiệp y tế. Vì vậy bệnh nhân cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.

Nha khoa Hùng Cường

Địa chỉ: 460 Xương Giang – P. Ngô Quyền – TP Bắc Giang

Hotline: 02046 292929 – 0375 373555 – 0375 377555 – 0375 376555 – 0844 810555

Website chính thức: Nhakhoahungcuong.com.vn

Facebook: Nha khoa Hùng Cường

Youtube: Nha khoa Hùng Cường

Zalo: Zalo.me/3785224321416751225

Chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa: m.me/nhakhoahungcuong.com.vn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Nhổ răng khôn

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Tẩy trắng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trồng răng

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Trám răng – Chữa tủy

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Bọc răng sứ

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Niềng răng

blank

Bài trướcLễ ký kết hợp tác thúc đẩy và phát triển chiến lược giữa NHA KHOA HÙNG CƯỜNG & NBI được tổ chức ngày 25/3/2022

Bài kế tiếpLàm sao để bé thay răng đẹp? 8 bí kíp giúp răng vĩnh viễn mọc đều, đẹp, khỏe

blank
blank
Call Now Button